Sâu Bệnh Hại Cây Trồng

Biện pháp quản lý Bệnh vàng lá Greening gây hại trên cây có múi

Đặc điểm bệnh vàng lá Greening

Bệnh vàng lá Greening

Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn Liberobacter asiaticum có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm, đường kính 0,15 – 0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm.

Bệnh truyền lan qua hai con đường:

Chiết, ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép

Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh.

Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng sau 8 đến 15 tháng sau khi trồng.

Môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh hại cây có múi

Chúng chích hút trên cây bị bệnh và vi khuẩn sẽ được giữ lại trong tuyến nước bọt và bao tử. Khi rầy tiết nước bọt để làm lỏng nhựa cây cho dễ hút và từ đó truyền bệnh cho cây khỏe.

Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến sinh trưởng của cây, đến năng suất, phẩm chất trái.

Triệu chứng của bệnh vàng lá Greening

Triệu chứng của bệnh vàng lá Greening

Lá: Có màu vàng, ven gân lá còn giữ màu xanh lục, gân nổi, phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại. Trên lá già, lá bị dày lên, nhám, gân lồi, sần sùi và có nâu đen.

Rễ: Gây thối rễ đặc biệt là rễ tơ vì vậy mà khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước rất kém.

Hoa: Cây thường ra hoa trái mùa, hoa ít và hay rụng.

Quả: Có kích thước nhỏ hơn bình thường, biến dạng, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.

Bệnh Vàng lá gân xanh – Vàng lá Greening trên cây có múi | Biện pháp quản lý bệnh hiệu quả | NNCT

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá Greening

☑ Do không có giống kháng bệnh vì vậy nên chọn những giống sạch bệnh, rõ nguồn gốc.

☑ Bón phân cân đối, vừa đủ, bón thêm kali để tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh của cây.

☑ Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng Sitto-V Siêu Kẽm với lượng 15 – 20 kg/ha và Sitto-V CAMIX với lượng 30-45 kg/ha lá giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe, giúp cây chống chịu sâu bệnh.

phân vi lượng Sitto-V Siêu Kẽm

☑ Thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện bệnh.

☑ Chặt bỏ những cành cây bị nhiễm bệnh nặng rồi đem đốt.

☑ Tạo tán, tỉa cành để vườn thông tháo, tránh giao tán.

☑ Trồng cây chắn gió quanh vườn như mù u, bình linh, xoài, gòn, me keo, giâm bụt, tràm để tránh rầy chổng cánh xâm nhập.

☑ Những cây thu hút rầy chổng cánh như cây kim quýt, nguyệt quế, cây cần thăng không nên trồng gần vườn cam, quýt.

☑ Nên trồng xen cây ổi, có thể trồng trước cam sành 6 tháng nhằm xua đuổi rầy chổng cánh.

☑ Khử trùng các dụng cụ cắt tỉa trước khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh sự lây nhiễm.

☑ Tạo tán, tỉa cành để vườn thông tháo, tránh giao tán.

☑ Dùng bẫy màu vàng vào mùa nắng để thu hút rầy trưởng thành vào bẫy.

☑ Sử dụng thiên địch của rầy chổng cánh như các loài ong kí sinh (Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis), kiến vàng, bọ rùa.

kiến vàng

☑ Tiêm thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn Liberobacter asiaticum bằng cách dùng kháng sinh Tetracyclin.

  • Nồng độ sử dụng: 1-2 g/lít nước. Liều lượng dùng 0,5 lít/lần tiêm.
  • Thực hiện tiêm kháng sinh vào thân cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Sau 4-8 tháng tiêm thuốc tỷ lệ ra chồi phục hồi có thể đạt 90%.

☑ Cây sau khi loại bỏ cành bệnh và tiêm thuốc kháng sinh thì nên dùng kết hợp với SITTO GIVE-BUT 18 SL.

Cách dùng: Pha 20 ml thuốc với 20 lít nước. Phun 0,5-1 lít dung dịch đã pha cho 1 cây. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

☑ Chồi mắt ghép cần được xử lý bằng chế phẩm nano đồng oxyclorua 10000ppm kết hợp với nano bạc đồng 500ppm.

nano oxyclorua

☑ Khi mật độ rầy chống cánh cao có thể dùng thuốc hóa học để tiêu diệt như Confidor, Admire 500EC hay Basssa 50EC kết hợp với DC Tron Plus,…

CONFIDOR 100SL

Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.

Lưu ý

Cây thiếu kẽm

Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thì thường biểu hiện triệu chứng ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong, trên một cây có cành nặng, cành nhẹ và có cành không bị bệnh. Diễn biến bệnh tương đối nhanh nên chết rất nhanh từ cành bị nặng đến cành bị nhẹ.

Trong khi đó cây thiếu kẽm tuy cũng có những triệu chứng giống với bệnh vàng lá Greening nhưng bệnh có thể biểu hiện đồng loạt trên tất cả các cây hay ở một hướng hoặc một thửa nào đó trong vườn, không có cành bị nặng hay nhẹ.

Mức độ diễn biến của bện rất chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm sau cây mới chết tuỳ theo điều kiện chăm sóc.

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button