Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Cành cho hoa đẹp nhất
Áp dụng cách trồng này bạn chẳng phải lo ngại khi nhắc tới việc phải thực hiện trồng cây, bởi nó rất đơn giản, cả những người chưa từng trồng cây cũng có thể thực hiện được. Hôm nay, Fao sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng hoa hồng từ cành cũng như cách chăm sóc để có được những chậu hoa hồng tuyệt đẹp nhé!
Đặc điểm của hoa hồng
- Thân: Hoa hồng là lòai cây thuộc thân gỗ, chúng thường mọc thành từng bụi. Nằm dọc trên thân và cành là nhiều những gai nhọn và cứng.
- Lá: Lá của hoa hồng thuộc dạng lá kép, mọc ở toàn thân. Tùy thuộc vào mỗi giống hồng khác nhau mà mỗi lá lớn lại chứa từ 3 tới 9 lá con.
- Hoa: Hoa hồng có thể mọc đơn hoặc mọc theo từng cụm ở đầu cành. Mỗi bông hoa chưa rất nhiều cánh nhỏ do nhị đực biến thành, những cánh hoa xếp cuộn tròn lại thành một vòng xung quanh một hình nón nhọn ở giữa.
Hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, trắng, vàng, xanh, cam,… cùng với hương thơm dễ chịu.
- Đế hoa có màu xanh và hình chén.
- Quả: Là dạng quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày dần lên thành quả. Mỗi quả gồm có rất nhiều hạt nhỏ li ti.
Cách trồng hoa hồng bằng cành
1, Thời vụ thích hợp để trồng hoa hồng từ cành
Trồng hoa bằng cành là cái tên gọi khác của phương pháp giâm cành, và hầu như thời kì nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, gian đoạn được cho là tốt nhất để giâm cành nằm trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10.
Khi thực hiện giâm cành vào mùa mưa khá tốt, như vậy sẽ giảm bớt công tưới nước. Nếu tiến hành giâm vào mùa nắng thì phải theo dõi và tưới nước thường xuyên cho cây, luôn luôn giữ đất có đủ độ ẩm thì cành mới đâm rễ và mọc lên khỏe mạnh được.
Đồng thời nếu thực hiện giâm cành vào mùa nắng phải giâm ở những nơi có bóng râm hoặc phải thiết kế giàn che ở phía trên.
2, Đất trồng hoa hồng bằng cành
Để trồng hoa hồng bằng cành, nên giâm cành trong loại đất trấu hun và trộn thêm với một chút phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân bò hoai mục.
Khi giâm, cần xới cho tơi đất và tưới thêm nước cho cây đủ ẩm. Lúc giâm, nên cắm cành xuống đất sâu khoảng 2 cm dựng thẳng đứng, không nghiêng ngả.
3, Chọn cành giâm hoa hồng
Để thành công trong việc thực hiện cách trồng hoa hồng từ cành thì bạn nên chọn những loại hồng dễ sống như hồng dại, hồng rừng tuy nhiên những loại này có hoa không đẹp lắm. Những loại hồng khác tuy sức sống không cao những vẫn có thể tiến hành giâm được.
Ngoài ra có loại hồng không thể giâm được vì trong thân cây chứa rất ít tinh bột nên cây không đủ khả năng để tạo rễ mới, nên nếu tiến hành giâm cành sẽ chết.
a,Kỹ thuật chọn cành giâm
Giai đoạn chọn cành giâm tốt cũng là một trong những yếu tố quyết định mức độ thành công của việc trồng hoa hồng bằng cành. Tốt nhất, nên chọn những khúc giữa của cành, ngọn hay gốc đều được, chọn những càng đang ở thời kì mang hoa, phải là cành bánh tẻ, không quá non và không quá già.
Cành sử dụng để nhân giống nên chọn những cành thẳng, khỏe mạnh và mới mọc trong khoảng 1 năm.
b, Kỹ thuật cắt cành giâm
Sau khi đã lựa chọn được cành khỏe mạnh, dài khoảng 20 cm, lấy một cái kéo hoặc dao thật sắc để không ảnh hưởng, làm dập tới gốc cành, cắt xéo một góc 45 độ. Cắt bỏ đi những nụ hoa đã tàn, toàn bộ lá và gai ở phía dưới, còn phần trên có thể để lại hay tỉa đi đều được.
Sau khi cắt cành cần ngâm ngay vào dung dịch kích thích mọc rễ và tiến hành trồng ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập, làm chết cành hồng.
4, Cách trồng hoa hồng bằng cành
Như đã nói trên đây, cách trồng hoa hồng bằng cành chính là giâm cành, là phương pháp sử dụng một đoạn thân của cây mẹ đem cắm xuống đất, sau một thời gian chăm sóc thì đoạn thân này sẽ mọc ra rễ mới và phát triển thành một cây con.
Để giâm cành, bạn tiến hành đào một cái hố vừa đủ trong chậu trồng, làm cho đất tơi lên và tưới thêm nước vào đất cho đủ ẩm. Cắm cành hồng xuống đất sâu khoảng 1.5 tới 2 cm, theo phương thẳng đứng.
Sau đó lấp đất lên, lấy tay nén chặt gốc cho cành không bị lung lay, không bị ảnh hưởng bởi gió, bão táp hay các yếu tố bên ngoài.
5, Bón phân sau khi trồng hoa hồng bằng cành
Sau khi giâm cành, việc chăm sóc cành hồng cũng không có nhiều khó khăn, bạn chỉ cần cung cấp đủ lượng nước, không để đất quá ẩm khiến cho cành hồng bị úng là được.
Khi cành cây nhú ra những chiếc lá mới, có thể sử dụng một số chất kích thích để giúp cây phát triển nhanh và nở hoa to hơn như IAA hay NAA, hay một số chất phổ biến, nhiều người sử dụng hơn như Antonik hay Super Roo, N3M.
Một số lưu ý khi trồng hoa hồng từ cành
Khi thực hiện cách trồng hoa hồng 👈 từ cành bạn nên lưu ý một điều sau đấy nhé:
- Không nên quá tham những giống hồng đẹp nhưng chúng khó để lai tạo, tỉ lệ thành công thường thấp. Nên có sự tìm hiểu về giống cây trước khi tiến hành giâm cành để có thể thu được một bụi hồng có sức sống và khỏe mạnh.
- Trước khi tiến hành làm thực hiện việc nào đó cần vệ sinh thật sạch các dụng cụ dùng để cắt cành (dao, kéo) và chúng phải thật sự sắc để vết cắt ngọt, mịn.
- Tiến hành trồng cành ngay sau khi cắt, hoặc có thể ngâm chúng trong dung dịch kích thích mọc rễ rồi sau đó mới đem trồng, lưu ý mọi thao tác cần phải nhanh.
- Khi giâm, nên chọn giâm cây ở những nơi râm mát hoặc có mái che.
- Không cắm cành hồng quá sâu, chỉ nên cắm xuống sâu 2cm là vừa đủ, nếu sâu hơn, có thể khiến cành không mọc rễ được.
- Sau khi giâm bạn nên duy trì theo dõi thường xuyên để bổ sung đủ lượng nước cho cây, những dưỡng chất đảm bảo cho sự sinh trưởng của hoa hồng.
Cách chăm sóc sau khi trồng hoa hồng từ cành
1, Tưới nước
Nên sử dụng vòi phun nhẹ để tưới nước đều cho chậu hoa hồng, vào những ngày nắng gắt bạn nên tưới nước cho cây vào buổi sáng và lúc chiều mát. Khi tưới nước vào buổi chiều không nên tưới quá muộn để lá và hoa tránh bị dính nước, tránh trường hợp bị thối.
Đối với cách trồng hoa hồng từ cành trong chậu, nếu chậu chứa ít đất thì khả năng giữ nước thường không cao, vì vậy cần thường xuyên tưới nước. Tùy vào điều kiện, môi trường trồng mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
2, Bón phân
- Sau khi đã trồng được 3 tới 5 ngày: Tiến hành phun phân bón lá như Atonik, rong biển, ba lá xanh 16.16.8, HVP 30.10.10,… để bộ rễ phát triển tốt, màu sắc của hoa đẹp hơn. Chú ý: bạn không được tưới phân lên hoa.
- Sau khi đã trồng được 10 tới 15 ngày: Đây là giai đoạn mà cây ra rễ và phát lá non, tiến hành bổ sung thêm phân hạt như phân dơi, DAP, NPK hay Dynamic. Bón phân xung quanh gốc cây, tránh bón quá gần gốc sẽ ảnh hưởng tới rễ cây, sau đó lấp đất lại và tưới nước để cây có thể hấp thụ tốt dinh dưỡng.
- Định kỳ bón phân xen kẽ hàng tháng là phun bón lá 1 lần và 1 lần bón gốc.
3, Cắt tỉa
Nên thường xuyên quan sát cây và cắt bỏ những lá, hoa hư, hoa tàn hay lá héo úa. Đối với những bông hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt nên cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để cành hoa có sức đâm nhánh mới, sớm cho ra những nụ hoa mới.
Chú ý quan sát, khi thấy cây cho nhánh mới mập mạp, màu tía đậm thì lúc này là cây đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Còn nếu cành mới ốm yếu, vống cao thì nên tiến hành bổ sung thêm dinh dưỡng, tăng cường chăm sóc cho những lần tỉa nhánh sau.
4, Phòng chống sâu bệnh hại
Nên thường xuyên tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ, không những giúp lá cây quang hợp tốt mà còn tránh mắc bệnh nhện đỏ, nếu cây quá khô sẽ dễ phát sinh ra nhện đỏ hút chích, khiến lá cây bị vàng úa, nhạt màu, quăn queo rồi rụng dần, cây bị suy yếu.
Lúc này cần bổ sung thêm nước, sử dụng phân bón lá để bón thêm cho cây, bổ sung thêm dưỡng chất cho hoa hồng.
Trường hợp hoa hồng nhiễm bệnh rệp sáp, ở gàn ngọn hay dưới mặt lá xuất hiện các chấm trắng thì lấy tay ngắt bỏ lá, tiêu diệt các đốm trắng đi.
Khi bệnh lan rộng ra, nặng hơn thì nên lựa chọn và sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với cây, không gây độc hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng hoa hồng từ cành cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu hoa rực rỡ cùng với những cách thực hiện đơn giản nhất nhé. Chúc các bạn thành công!