Trồng Trọt & Chăm Sóc

Cách Trồng Mướp Đắng cho quả sai núc nỉu

Trồng mướp đắng (khổ qua) không hề… khổ chút nào ngược lại, trồng mướp đắng khá dễ dàng từ bước gieo hạt, kỹ thuật trồng mướp đắng, cho tới chăm sóc, rồi thu hoạch.

Tuy thuộc vào từng loại đắng nhất trong những loại quả, nhưng mướp đắng lại giành được sự yêu thích của rất nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, mướp đắng là loại quả khá phổ biến bởi mang mùi vị đắng đắng ngọt ngọt thêm vào đó là thanh mát tạo cảm giác khác lạ, thú vị cho loại quả này.

Ngoài ra mướp đắng còn chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ quả mướp đắng, mà mỗi bộ phận nằm trên cây mướp đắng cũng đều là những vị thuốc quý. Nếu bạn là một trong những “fan ruột” của mướp đắng thì hãy tự tay trồng mướp đắng ngay tại sân vườn nhà mình nhé.

Đến với bài viết hôm nay, với kinh nghiệm trồng mướp đắng của bản thân Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng mướp đắng cũng như tìm hiểu về trồng mướp đắng vào mùa nào thì hiệu quả nhé.

Đặc điểm của mướp đắng

Để việc trồng mướp đắng được dễ dàng và cho năng suất cao thì trước hết là bạn phải tìm hiểu qua về đặc điểm của mướp đắng, vì vậy đừng bỏ xót thông tin nào mà Fao chia sẻ nhé.

Mướp đắng (hay còn có tên gọi là khổ qua), tuy mang trong mình vị đắng nhưng lại có thể giúp thanh nhiệt, giải độc và rất nhiều lợi ích khác. Không chỉ quả mướp đắng mà bất cứ bộ phận của cây mướp đắng đều là một vị thuốc quý.

Trồng mướp đắng

Trồng mướp đắng là là việc làm rất dễ thực hiện, dễ sống và khá dễ dàng trong việc chăm sóc. Nhiều người thắc mắc trồng mướp đắng vào tháng mấy?

Đặc biệt, thời điểm tháng 7, tháng 8 là thời vụ trồng mướp đắng bởi ở thời điểm này có nắng nóng đi kèm với mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng tươi tốt, cho năng suất cao.

Vậy tại sao các bạn còn ngần ngại điều gì mà không tự sở hữu một giàn mướp đắng ngay tại không gian sân vườn nhà mình nhỉ?

Cách trồng mướp đắng

Trong cách trồng mướp đắng, Fao chia nhỏ thành 2 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi người trồng mướp đắng phải nắm chắc được cách trồng, kỹ thuật trồng.

1, Chuẩn bị hạt mướp giống

Bạn có thể mua hoặc dùng nhưng hạt mướp đắng từ quả mướp đắng đã già để trồng mướp đắng nhé.Bạn có thể tìm mua những hạt giống mướp đắng tại những cửa hàng bán giống cây trồng uy tín, chất lượng nhé!

Nếu chọn cách trồng mướp đắng từ hạt của quả mướp đắng, bạn cần phải chọn lựa những quả già, không bị nhiễm sâu bệnh. Sau khi đã lựa chọn được quả mướp đắng đúng tiêu chuẩn.

Bạn sử dụng dao cắt đôi quả mướp đắng ra, tách hết hạt khỏi lớp màng rồi trải đều ra trên một chiếc mâm, phơi 1 đến 2 nắng cho tới khi hạt khô, teo lại là được.

2, Thực hiện gieo hạt

Trước khi đem hạt ra trồng mướp đắng, bạn phải thực hiện xử lý hạt giống mướp đắng trước. Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm với tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh, thả hạt giống mướp đắng vào và ngâm trong vòng 5 tiếng đồng hồ.

Sau khi ngâm đủ thời gian như trên, bạn vớt hạt ra rồi lặp lại công việc ủ hạt 1 ngày trong khăn ẩm, rửa sạch lớp nhầy bám trên hạt và tiếp tục ủ cho tới khi hạt hình thành những vết nứt mầm thì có thể thực hiện gieo hạt mướp đắng.

Đất cần được xới tơi, đào những lỗ nhỏ và thả hạt mướp đắng vào lỗ theo hướng đầu có vết nứt mầm cuống dưới, lấp đất sau đó tưới nước. Sau khoảng 5 tới 7 ngày, hạt giống mướp đắng sẽ nảy mầm và lớn dần lên.

Khoảng thời gian là 3 tuần sau, cây mướp đắng sẽ ra những lá non và có chiều cao từ 12 đến 15cm, bạn cần phải tưới nước thường xuyên và bắt đầu thiết kế giàn giúp cây nhanh lớn.

Cách trồng mướp đắng

[vPOST id=”4140″]

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mướp đắng

Kỹ thuật trồng, cách trồng mướp đắng trong chậu, cách chăm sóc mướp đắng sẽ được Fao hướng dẫn rất chi tiết dưới đây.

1, Làm giàn trồng mướp đắng

Mướp đắng là giống cây thân leo nên việc làm bắt buộc đó là thiết kế giàn cho mướp đắng giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Thiết kế giàn cho mướp đắng không hề khó như bạn nghĩ. Bạn làm những giàn liếp từ nứa, tre hoặc cắm những cọc và giăng lưới giúp cây leo bám. Chiều cao trung bình của giàn khoảng 2 đến 2,5m, chiều  rộng là 3m.

Bạn nên thực hiện thiết kế giàn sớm để mướp đắng có không gian leo bám. Giàn mướp đắng nên làm kiên cố để tránh trường hợp khi gặp thời tiết xấu hoặc khi mướp đắng ra trái nặng sẽ làm cho giàn bị gãy, đổ.

Kỹ thuật trồng mướp đắng

2, Thụ phấn cho mướp đắng

Sau khoảng một vài tuần sau khi trồng mướp đắng, thì lúc này mướp đắng bắt đầu ra hoa. Hoa mướp đắng có màu vàng tươi rực rỡ, hoa đực sẽ nở trước và hoa cái sẽ nở sau hoa đực một tuần.

Bạn có thể để hoa mướp đắng thụ phấn tự nhiên nhờ ong bướm hoặc tự các bạn thụ phấn cho hoa giúp tăng khả năng đậu trái. Có một vài lưu ý bạn cần ghi nhớ khi thực hiện thụ phấn cho hoa mướp đắng là hoa đực sẽ tàn trong thời gian rất ngắn, thông thường sẽ nở vào buổi sáng và rụng tàn vào buổi chiều.

Sau khi thụ phấn xong, hoa mướp đắng sẽ rụng cánh và kết quả. Trong thời gian này bạn cần ngắt bỏ những lá gần các hoa đang kết quả để tránh tình trạng lá che ánh sáng làm cho quả còi cọc và không nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng.

3, Phân bón

Để việc trồng mướp đắng cho năng suất trái và chất lượng quả cao, bạn cần thực hiện bón thúc cho cây mướp đắng bằng phân ure với định kì 7 ngày 1 lần. Trường hợp cây mướp đắng chậm lớn, bạn sử dụng những loại phân bón lá vi sinh để kích thích cây sinh trưởng nhanh.

Khi cây mướp đắng bắt đầu vào thời kì cho ra nhiều lá thì theo tần suất 7 ngày 1 lần bạn sử dụng HVP 401.N cho cây. HVP 401.N có tác dụng giúp cây sinh trưởng tốt hơn, thân và lá mướp đắng khỏe mạnh, tăng khả năng đậu quả. Tuy nhiên vào giai đoạn khi cây bắt đầu ra hoa thì bạn ngừng phun HVP 401.N ngay nhé!

Ở giai đoạn cây mướp đắng ra hoa, loại phân bón được khuyên dùng trong thời điểm này là  HVP Auxin Qrganic. Bạn phun HVP Auxin Qrganic với tần suát 2 lần, mỗi lần cách nhau tầm 7 ngày.

Sau đó, bạn quay lại dùng HVP 401.N theo định kì 7 ngày 1 lần để quả mướp đắng khi lớn sẽ chắc khỏe và bóng đẹp hơn.

[vPOST id=”4193″]

Thu hoạch mướp đắng

Có lẽ đây là bước mà mọi người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian trồng mướp đắng đúng không nào.

Tuy nhiên đừng vì quá mong muốn thu hoạch mà thu hoạch mướp đắng quá sớm, khiến cho năng suất thấp, chất lượng quả cũng không cao. Các bạn cần dựa vào những đặc điểm của cây ròi mới tiến hành thu hoạch nhé.

Kinh nghiệm trồng mướp đắng

Kỹ thuật trồng mướp đắng quan trọng nhất là việc bón phân và tưới nước cho cây. Trước khi thực hiện việc gieo hạt bạn cần phải bón lót trước một lớp phân hữu cơ, trong thời gian cây mướp đắng lớn thì tiến hành bón thúc thêm những loại phân khác.

Bên cạnh đó, bạn tưới nước cho mướp đắng với định kì một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn để cây phát triển nhanh hơn, khi gặp thời tiết mưa phải tiêu nước ngay để tránh tình trạng rễ cây bị thối dẫn tới cây bị chết.

Thời vụ trồng mướp đắng phù hợp nhất rơi vào vụ đông xuân hoặc hè thu. Mướp đắng rất nhanh cho thu hoạch và thường xuyên cho trái. Khi tiến hành thu hoạch mướp đắng xong, bạn có thể thực hiện lại đất là trồng cây mới.

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button