Hướng dẫn cách dùng 5 thuốc đặc trị Bệnh Cháy Lá cho từng loại cây
Bệnh cháy lá lúa
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas 0ryzae pv. Oryzae gây hại. Khi độ ẩm không khí cao, thời tiết âm u, mưa nhiều và vào mùa mưa bão bệnh rất nặng. Bệnh phát triển mạnh và lan truyền nhanh ở nhiệt độ 26 độ C – 30 độ C, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên.
Tuy nhiên, nếu trường hợp nhiệt độ xuống thấp mà chóp lá vẫn bị khô và xoăn lại thì là do bệnh sinh lý, và khi nhiệt độ tăng cây trở lại bình thường.
Triệu chứng:
✔️ Vết bệnh phát triển ở hai bìa lá, ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, rồi lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá.
✔️ Ban đầu, vết bệnh mới chỉ là những vệt nhỏ trong suốt nằm giữa các gân lá, dần dần vết bệnh lớn hơn và chuyển sang màu vàng nâu.
✔️ Tại chỗ lá bị bệnh thường trở nên trắng mờ, bên trong có dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm, sau đó làm cho lá khô, mất khả năng quang hợp.
✔️ Bệnh gây hại nặng vào thời kỳ cây lúa đứng cái, làm đòng và trổ bông. Khi bệnh nặng sẽ xuất hiện đường gợn sóng ở hai bìa lá.
Cách trị cháy lá (cháy bìa lá) và các bệnh khác trên lá (đốm lá, rỉ sắt, thán thư) của cây mai vàng | Trần Nguyên hoa cảnh
Phương pháp phòng và trị bệnh cháy lá lúa
☑Sử dụng giống khỏe, có khả năng chống chịu tốt và sạ thưa.
☑ Trước khi trồng vụ mới nên cải tạo và vệ sinh sạch đồng ruộng để tránh mầm khuẩn gây bệnh.
☑ Bón phân cân đối dựa trên màu lá lúa, giữ mực nước trong ruộng thích hợp từ 5-10cm so với cây lúa.
☑ Khi mới phát hiện bệnh thì nên rút nước trong ruộng ra rồi tiến hành rải vôi với liều lượng 10 – 20kg/1.000m2.
☑ Sử dụng thuốc TT Basu 250WP là thuốc đặc trị bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Thuốc có tác dụng nội hấp, thấm sâu làm khô nhanh vết bệnh, hiệu lực kéo dài, đồng thời lưu dẫn trong cây 7 – 10 ngày giúp phòng sự lây lan của vi khuẩn khi mưa bão xảy ra.
Thành phần: Bismerthiazol 250g/kg và Additives 750g/kg
Cách dùng: Pha 40g với bình 16 lít, lượng nước 320 – 400 lít/ha.
[vPOST id=”785″]
Bệnh cháy lá Mai vàng, Mai chiếu thủy
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: do nấm Pestalotia funerea gây ra
Triệu chứng: Xuất hiện đầu tiên ở chóp lá và mép lá tạo thành vệt màu nâu. Về sau vết bệnh lan dần vào trong phiến lá, tạo thành những mãng lớn, màu nâu xám, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá.
Bệnh nặng có khi cháy hơn nửa lá. Lá bị bệnh chuyển màu vàng và rụng sớm. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa thu trên các lá già, cây sinh trưởng chậm, thiếu dinh dưỡng.
Phương pháp phòng trừ cháy lá mai
☑ Bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân đấy đủ, cân đối lượng phân NPK.
☑ Đối với những lá bị bệnh nên ngắt bỏ, thu dọn lá bị rụng dưới gốc rồi đem tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.
☑ Phun một số loại thuốc gốc đồng như sau
COC85 WP (Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua)
Coc 85 WP là thuốc phòng trị nấm bệnh, diệt khuẩn từ gốc Đồng, dạng bột mịn, loang trải đều, bám dính tốt, không rửa trôi. Cung cấp một phần vi lượng Cu cho hồng giúp cho hoa ra nhiều hơn.
Ưu điểm vượt trội khi sử dụng Coc 85 WP Ít bị rửa trôi bởi mưa do khả năng hòa tan thấp, ít độc hại với ong, cá, gia súc, gia cầm, nguồn nước sinh hoạt và con người.
Hoạt chất: Copper Oxychloride
Cách dùng: Pha 5g cho bình 2L để phun lên lá và 1 tuần nên phun 1 lần.
Norshield 86.2 WG
Hiệu quả cao với nhiều loại nấm và vi khuẩn hại cây trồng. Sử dụng được trên nhiều loại cây (cây ăn trái, cây công nghiệp, lúa, rau màu các loại). Thuốc có khả năng che phủ, bám dính tốt, chống mưa rửa trôi.
Thành phần: Cuprous Oxide 86,2% w/w (75% Đồng nguyên chất).
Cách dùng: Pha 10 g thuốc với 8 lít nước, phun đều tán lá.
[vPOST id=”824″]
Bệnh cháy lá trên cà phê
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
Triệu chứng:
✔️ Ở môi trường ẩm ướt nhất là giai đoạn mưa, các sợi nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh.
✔️ Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm, nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, gây năng suất kém.
✔️ Không những thế, các hạch nấm đôi khi cũng được sinh sôi trong điều kiện tương tự như vậy gây hại đến lá cành cây cà phê.
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá cà phê
☑ Ở giai đoạn cây con, nên tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm nhằm đảm bảo độ ẩm đủ cho cây trồng.
☑ Duy trì khoảng cách hợp lý để tránh lây lank hi có dấu hiệu bệnh hại.
☑ Sử dụng thuốc hóa học như sau:
Monceren 250SC chuyên trị các bệnh do nấm Rhizoctonia sp gây ra.
Hoạt chất: Pencycuron 250gr/l
Cách dùng: Tưới trực tiếp lên đất trong gia đoạn cây con.
[vPOST id=”848″]
TILT SUPER 300EC
Tác dụng diệt nấm của Tilt Super ở nồng độ cao có thể là do tác dụng hóa lý trực tiếp của thuốc trên màng tế bào nấm.
Thành phần: 150g/L Difenoconazole, 150g/L Propiconazole
Cách dùng: Pha 25-50ml với 25 lít nước, phun đều cây.
☑ Thường xuyên loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
☑ Đối với các vườn ương, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước. Không đổ bóng quá lớn để che mát cho cây ương nhằm tránh sự lây lan bệnh do tác nhân gió, không khí.
☑ Dùng nấm đối kháng Trichoderma để cải tạo đất trước khi trồng vụ mới để phòng bệnh hiệu quả.