Tác hại của thuốc diệt cỏ và những hiểm họa khôn lường
Thay vì cuốc cỏ, dọn vệ sinh đồng ruộng như trước kia, thì giờ đây người nông dân hầu hết lạm dụng một lượng lớn thuốc diệt cỏ để tiêu diệt cỏ dại diều đó cũng đồng nghĩa với việc môi trường và chính bản thân của người nông dan sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác hại của thuôc diệt cỏ.
Dù tiết kiệm được nhiều công sức cũng như thời gian của người làm nông nhưng việc làm này đang gây ảnh hưởng tới môi trường trên diện rộng. Thực trạng sử dụng tràn lan những loại thuốc diệt cỏ nhưng thiếu ý thức thu gom vỏ chai, bao bì vì vậy tác hại của thuốc diệt cỏ mang đến là rất nhiều.
Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về những tác hại của thuốc diệt cỏ cũng như những cách phòng trừ, giảm thiếu tác hại của thuốc diệt cỏ nhé!
Tác hại của thuốc diệt cỏ
Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ trong trồng trọt sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực tới môi trường sinh thái và sức khỏe của con người, đầu tiên là người trực tiếp sử dụng, tiếp theo là người tiêu dùng nếu nông sản có thừa lượng thuốc vượt quá mức cho phép.
Tác hại của thuốc diệt cỏ càng nghiêm trọng hơn vì sau khi phun xong, nhiều người vứt vỏ thuốc ngay ở đầu bờ ruộng, bờ nương hay còn vứt luôn xuống mương, rãnh nước.
Thuốc diệt cỏ còn tiêu diệt đi những vi sinh vật có ích, khiến mất cân bằng sinh thái… Bộc bạch của một người làm nông giấu tên tại xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) minh chứng cho chúng ta rõ hơn về những tác hại đáng sợ của việc lạm dụng thuốc BVTV nói chung và thuốc diệt cỏ nói riêng.
Tôi trồng khoảng 5 sào màu và cấy 4 mẫu lúa. Do thuê mướn người làm khó khăn và tốn kém chi phí nên mọi công việc đồng áng tôi đều tự làm. Khó khăn thế nào cũng không ngại, tôi chỉ sợ công việc phun thuốc.
Hàng năm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, tôi phun khoảng 15 tới 20 lần tùy vào tình hình khí hậu, sâu bệnh, đại loại cứ thấy cỏ phát triển là phun, có sâu bệnh là diệt. Sau khi phun thì không còn một loại côn trùng có lợi nào có thể sống sót được, con cá, con cua dưới ao cũng chết theo.
Tới cả trâu bò, vịt, gà… gia đình tôi nuôi cũng phải nhốt lại vài ngày rồi mới dám thả ra bởi đã có 1 năm tôi lỡ để bò ăn phải cỏ mới phun thuốc, lúc đó nó đang mang thai và nó đã bị sảy thai và chết. Riêng bản thân tôi, sau mỗi lần phun thuốc cho cây hay cỏ về đều cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, uống rất nhiều nước, rát cổ họng.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhiều nhà khoa học lại cho rằng việc dùng thuốc diệt cỏ ở Việt Nam là không thể thay thế được. Truyền thống áp lực cỏ dại, sâu bệnh, canh tác và xu hướng thiếu nhân lực trong ngành nông nghiệp bắt buộc chúng ta phải chung sống với thuốc diệt cỏ.
Ngoài ra, việc tích tụ ruộng đất để sản xuất theo hướng hàng hóa thì khó có thể huy động được nhiều người cùng một lúc đi nhổ cỏ cho hàng chục ha đất. Nếu không có những sản phẩm thuốc diệt cỏ hóa học thì gần sản lượng nông nghiệp sẽ bị thiệt hại.
Về phương diện chi phí và hiệu quả, hiện tại chưa có giải pháp nào để thay thế cho thuốc diệt cỏ hóa học, ngay tại những khu vực canh tác phát triển như châu Âu, thuốc diệt cỏ vẫn được sử dụng rất phổ biến.
Phòng trừ và giảm thiểu tác hại của thuốc diệt cỏ
Sử dụng và sống chung với thuốc diệt cỏ là việc bất đắc dĩ tại nước ta hiện nay. Vấn đề nên bàn tán ở đây là phải sử dụng thuốc diệt cỏ như sao cho phù hợp, giảm thiểu những tác hại của thuốc diệt cỏ, ở đây chính là khâu quản lý và kiểm soát.
Phải quản lí chặt từ những khâu sản xuất, kinh doanh tới sử dụng thuốc trừ cỏ. Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quản lý thuốc theo hướng chặt chẽ và có chế tài đủ sức răn đe; có các chính sách khuyến khích nghiên cứu.
Thực hiện những giải pháp khoa học công nghệ thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu tối đa thuốc hóa học. Đẩy mạnh hơn nữa những công tác tập huấn cho người nông dân, chỉ dùng thuốc diệt cỏ khi thật cần thiết và chọn lựa những loại thuốc có nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng, hiệu lực phù hợp cho từng đối tượng.
Bà Đinh Thị Thao, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh chia sẻ: Nước ta đang hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, sạch, xanh để bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường và đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu.
Để đạt được tiêu chí này, buộc phải giảm thiểu việc lạm dụng những loại hóa chất trong nông nghiệp.
Vì vậy trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ra quyết định bỏ đi nhiều hoạt chất BVTV độc hại ra khỏi danh mục được phép dùng tại Việt Nam, đáng chú ý có 2 hoạt chất thuốc diệt cỏ là 2.4 D và Paraquat.
Theo sự chỉ đạo của Bộ, Chi cục đã đưa ra thông báo rộng rãi tới UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, các HTX biết và thực hiện, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV.
Đồng thời, Chi cục cũng siết chặt công tác quản lý việc sử dụng, kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn để các cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc, không nhập và bán các loại thuốc đã loại khỏi danh mục.
Dự định trong thời gian tới, Chi cục tiếp tục tuyên truyền tập huấn, bổ sung nhận thức cho người kinh doanh, người sử dụng hiểu rõ về ưu, nhược điểm, những tác hại của thuốc diệt cỏ cũng như những kỹ thuật khi sử dụng thuốc diệt cỏ an toàn, hiệu quả.
Chỉ dùng thuốc diệt cỏ khi thật sự cần thiết và lựa chọn những loại thuốc có tính chọn lọc, độ độc thấp, thân thiện với môi trường. Trong khi sử dụng thuốc diệt cỏ phải thực hiện đúng hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm và nghiêm túc thực hiện đúng nguyên tắc. Dần đưa vào sử dụng những dòng thuốc diệt cỏ sinh học.
Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường tập huấn và mở rộng ứng dụng những tiến bộ KHKT mới như: chương trình IPM, SRI, 3 giảm 3 tăng, sản xuất theo hướng VietGap…
Khuyến khích người làm nông áp dụng những biện pháp làm cỏ bằng tay, canh tác bằng việc che phủ mặt luống, trồng những loại cây ức chế cỏ dại, luân canh cây trồng.
Xây dựng những bể chứa bao gói BVTV, vận động nhân dân thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV đã sử dụng đúng nơi quy định, tập huấn tuyên truyền.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng yêu cầu những địa phương không tiếp tục mở rộng diện tích gieo sạ, đồng thời rà soát lại những diện tích lúa đã gieo sạ, chỉ các vùng điều tiết được nước mới được tiến hành gieo sạ tránh việc phải gieo đi gieo lại nhiều lần, giúp tăng số lượt phun thuốc trừ cỏ.
Hiện nay ngành Nông nghiệp tỉnh đang thúc đẩy phát triển sản xuất ứng dụng theo công nghệ cao, chuỗi giá trị.
Khuyến khích những doanh nghiệp có nguồn kinh tế lớn để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đây là giải pháp then chốt, lâu dài, cơ bản để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp, hàng hóa sạch để xuất khẩu, hội nhập.
Tuy nhiên, bên cạnh sự vào cuộc của các ngành, các cấp thiết nghĩ, bản thân mỗi người nông dân cũng cần nâng cao kiến thức, có ý thức trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ, như vậy thì những tác hại của thuốc diệt cỏ mới được kiểm soát.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tác hại của thuốc diệt cỏ cũng như cách phòng trừ, giảm thiểu tác hại của thuốc diệt cỏ. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể sử dụng thuốc diệt cỏ một cách hợp lí, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân chúng ta cũng như bảo vệ môi trường nhé.