Những năm gần đây, trào lưu nuôi cá cảnh phát triển mạnh. Các loài cá trê cảnh có màu sắc đặc biệt cũng được nhiều người chọn nuôi làm cảnh tại nhà.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng thích chọn những loài cá có nguồn gốc từ hoang dã để nuôi làm cảnh. Từ cá sặc, cá lóc, cá chạch đến cá trê cảnh. Thông thường người ta sẽ chọn những con cá trê cảnh có điểm đặc biệt về màu sắc như: cá trê Panda, cá trê bạch tạng, cá trê vàng…. Hoặc hình dạng đặc biệt trên cơ thể để nuôi làm cảnh trong hồ cá.

Bài viết hôm nay, Fao.org.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về trào lưu nuôi cá trê cảnh. Cũng như cách nuôi và chăm sóc cá trê tại nhà. Cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.

Cá trê cảnh: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc tại nhà hiệu quả

1. Giới thiệu chung về loài cá trê cảnh

Đặc điểm sinh học của cá trê cảnh

  • Tên tiếng Anh: Clariidae
  • Tên tiếng Việt: Cá trê
  • Nguồn gốc: Cá trê cảnh được tìm hấy hầu hết tại các nước Châu Phi và Châu Á.
  • Đặc điểm nhận dạng: Cá trê là loại cá nước ngọt da trơn, có nhiều màu sắc như: đen, vàng, trắng…
  • Phân loại: Có hơn 114 loài cá trê khác nhau, chúng sống ở khu vực ao, hồ, đàm lầy.
  • Cá trê là loài có phổi, chúng có thể hô hấp qua mang và qua da. Cá trê có thân tròn, dẹp, dài và nhỏ dần về phí đuôi. Đầu cá trê to và dẹp có dạng dứng. Miệng cá trê nhỏ và có 4 đôi râu phía trước. Mắt cá nhỏ và cách xa nhau. Vây lưng và vây hậu môn dài, mềm dài tới tận đuôi. Vây bụng nhỏ, vây ngực có một gai cứng răng cưa ở mặt sau (có tuyến độc khi chích), vây đuôi của cá tròn.
  • Thức ăn: Cá ăn tạp, thiên về thức ăn động vật, khi nhỏ ăn động vật phù du, khi lớn ăn giun, ấu trùng, côn trùng, giáp xác nhỏ, phế phẩm và các loại cá con vừa cỡ mồi.
  • Điều kiện sống: Nhiệt độ nước thích hợp trung bình 11 – 39oC.
  • Độ pH nước từ 5,5 – 8,0.
  • Độ mặn cho phép < 5‰.
  • Hình thức sinh sản: Cá trê đẻ trứng.

Đặc điểm sinh học của cá trê cảnh

Nhưng dòng cá trê nào được nuôi làm cảnh?

Hầu hết các loại cá trê chỉ được nuôi với số lượng lớn để làm thực phẩm. Tuy nhiên, một số cá thể cá có màu sắc và hình dáng đặc biệt được nhiều người chọn nuôi làm cảnh trong hồ cá.

Sau đây là một số loại cá trê được nhiều người chọn nuôi làm cảnh tại Việt Nam:

  • Cá trê Panda
  • Cá trê bạch tạng
  • Cá trê vàng

Nhưng dòng cá trê nào được nuôi làm cảnh?

2. Cách nuôi cá trê làm cảnh tại nhà

Chuẩn bị nước

Cá trê là một loài cá nước ngọt có sức sống tốt trong tự nhiên. Khi nuôi cá làm cảnh tại nhà, bạn chỉ cần thả chúng ra môi trường nước ngọt. Có thể dùng ao, hồ, sông hoặc nước máy để nuôi cá trê cảnh. Tuy nhiên, khi sử dụng nước máy để nuôi cá cảnh các loại, bạn cần xử lý lượng clo trong nước cẩn thận. Để hạn chế việc cá bị ngộ độc và chết.

Thiết kế hồ nuôi cá trê cảnh

Cá trê cảnh lớn rất nhanh, con trưởng thành có thể dài hơn 1m. Vì vậy, khi nuôi trong bể cá cảnh gia đình, bạn cần chọn bể có kích thước từ 100 – 120cm. Hoặc có dung tích khoảng 220 – 250 lít nước để nuôi cá.

Vì đây là loài cá trê nên khi bố trí bể cá cần chú ý chọn những loại cây thủy sinh, trang trí đơn giản. Tránh dùng các vật sắt nhọn, dễ làm cá bị thương sẽ khiến các loại nấm bệnh tấn công.

Cá trê rất khỏe, chúng có thể sống ở những nơi thiếu ôxy như đáy sông. Vì vậy, bạn có thể sẽ không cần một máy oxy cho hồ cá của bạn.

Thiết kế hồ nuôi cá trê cảnh

Bạn nên lắp thêm thiết bị lọc cho bể nuôi cá trê, nó sẽ giúp nước trong bể luôn sạch sẽ. Hạn chế sự phát triển của nấm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi sinh sôi.

Lưu ý: Tập tính của cá trê là chúng hay đào hang và hay chúi đầu xuống đáy hồ để tìm thức ăn. Khi làm hồ nuôi cá trê cảnh, cần hạn chế hoặc không sủ dụng đất nền.

Thức ăn cho cá trê cảnh

Cá trê là loại cá ăn tạp, chúng có thể ăn được cả thức ăn tươi và thực vật. Có thể cho chúng ăn các loại tôm tép, cá nhỏ… các loại côn trùng như: sâu, dế … Thịt động vật như: heo, bò , gà … Ngay cả một số loại rau củ quả chúng vẫn có thể ăn tốt. Nếu không có thời gian, bạn hoàn toàn có thể cho cá ăn các loại thức ăn dạng viên cho cá cảnh.

Lưu ý: Nên cho cá trê ăn một lượng thức ăn vừa phải, tránh để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước trong hồ.

Cách chăm sóc hồ cá trê cảnh

Cá trê rất khỏe mạnh, chúng hầu như không bị bệnh khi được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát bể cá hàng ngày. Nếu bạn phát hiện những đốm trắng đỏ trên cơ thể thì đó là những con cá đang bị bệnh.

Cách chăm sóc hồ cá trê cảnh

Để khắc phục, bạn chỉ cần dùng máy sưởi và tăng nhiệt độ bể cá lên một chút. Nó sẽ giúp cá của bạn khỏe mạnh hơn. Lưu ý: Nên sử dụng máy sưởi có lớp bảo vệ để tránh làm hỏng da cá.

Cá ăn nhiều và bài tiết nhiều phân nên trong bể nuôi cá trê cảnh rất hay gặp. Người nuôi sẽ phải thay nước cho cá 1-2 lần mỗi tuần.

3. Những câu hỏi thường gặp khi nuôi cá trê cảnh tại nhà

  • Mua cá trê cảnh Panda ở đâu? Giá bán của chúng như thế nào?

Theo như tìm hiểu của Fao.org.vn thì hiện tại các trê Panda được bán với giá từ 110.000đ/con. Bạn có thể tham khảo giá bán tại các cửa hàng cá cảnh gần nhà mình nhé.

Cá săn mồi | Giới thiệu về cá trê panda ( Panda Catfish) | Cá cảnh An An

  • Có thể nuôi cá trê cảnh chung với các loại cá khác không?

Bạn có thể nuôi cá trê kiểng cùng các loài cá cảnh khác vì cá trê cũng là loài cá dễ hòa đồng. Ngoài ra cá trê cảnh sẽ còn giúp vệ sinh đáy bể cá của bạn một cách tuyệt vời đấy.

  • Có nên nuôi cá trê cảnh trong hồ thuỷ sinh không?

Nếu bạn thiết kế hồ thuỷ sinh theo phong cách thiên nhiên với nhiều cây thuỷ sinh thì không nên nhé. Cá trê có thể sẻ tàn phá cây thuỷ sinh có trong bể của bạn đấy. Tuy nhiên nếu hồ thủy sinh được kế hồ thuỷ sinh theo phong cách Bitope với đá, sỏi và gỗ lũa. Thả cá trê làm kiểng sẽ rất thú vị đấy.

Trên đây là một số thông tin về cá trê cảnh, cũng như cách nuôi và chăm sóc cá tại nhà. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được một loài cá cảnh đẹp có nguồn gốc từ hoang dã nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)