Trầu bà chân vịt được người chơi cảnh yêu thích bởi cỡ nhỏ, khỏe mạnh, nhiều ý nghĩa phong thủy. Có thể trồng cây trầu bà trong nhà hay bên ngoài đều được, người trồng cần nghiên cứu kĩ về đặc tính sinh trưởng để chăm sóc cây được tốt hơn.

Trầu bà chân vịt có lẽ vẫn lạ lẫm đối với nhiều người, đây là một cây trồng có đặc tính sinh trưởng tốt, được dùng làm vây cảnh trang trí cho không gian, nội thất.

Trong hệ những người chơi cây cảnh thì cây trầu bà chân vịt được đánh giá rất cao bởi sự sang trọng, thu hút người nhìn cùng với hương thơm thoang thoảng dễ chịu.

Đến với bài viết này, Fao sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây trầu bà chân vịt cũng như là cách trồng, ý nghĩa của chúng để có thể sở hữu được những cây trồng xanh tốt nhất nhé.

Đặc điểm của cây trầu bà chân vịt

Để có thể thành công trong việc thực hiện cách trồng trầu bà chân vịt thì bạn phải tìm hiểu qua về đặc điểm của chúng. Như vậy thì quá trình thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn rất nhiều phải không nào.

Trầu bà chân vịt

Chiều cao của cây trầu bà chân vịt thường dao động từ 0.8 đến 1.2m nếu bao gồm cả chậu. Trầu bà chân vịt có dạng bụi nhỏ, thân thảo, rễ là dạng khí sinh.

Loại cây này có vẻ đẹp khác biệt bởi lá răng cưa và xẻ sâu, lá nhỏ hơn so với loại trầu bà lá xẻ monstera. Cuống lá trầu bà chân vịt mọc từ vị trí gốc, dáng hình thon dài.

Trầu bà chân vịt là giống cây chuyên trồng trong nhà thuộc họ ráy thơm, hương thơm của chúng tỏa ra rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Mùi hương của chúng giống với mùi thuốc bắc.

Cây trầu bà chân vịt có khá nhiều loại khác nhau, nhưng được mọi người biết tới nhiều là loại trầu bà thanh xuân.

Tác dụng: Ngoài công dụng chính là dùng làm nguyên liệu cắm hoa, cây cảnh nội thất trang trí tại văn phòng, trong nhà thì chúng còn đảm nhận nhiệm vụ thanh lọc không khí, bảo vệ cho sức khỏe của con người.

Cây trầu bà chân vịt hợp với mệnh nào, tuổi gì?

Rất nhiều người tò mò về vấn đề mệnh và tuổi nào thì hợp với trầu bà chân vịt. Ngay dưới đây Fao sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên nhé.

Cây Trầu bà chân vịt

Ý nghĩa trong phong thủy của cây trầu bà chân vịt là đem tới sự tốt lành. Loài cây này không hề kiêng kị với bất kỳ tuổi nào. Đặc biệt chúng thích hợp với những người có tuổi con ngựa (nếu người mệnh Mộc sở hữu chúng thì càng tốt).

Đặc điểm của thân cây trầu bà chân vịt là mọng nước. Theo quan niệm dân gian, điều này ngầm thể hiện sự tươi mát và dồi dào như nước.

Bạn chỉ cần đặt 1 chậu cây trầu bà chân vịt văn phòng làm việc hay trong nhà của mình, bạn sẽ nhận được 2 lợi ích chúng đem lại: Trước hết là không gian thư giãn, sảng khoái. Thứ hai là đón rước tài lộc và may mắn.

Có thể bạn không tin rằng lợi ích thứ hai mà loài cây này đem lại là đúng. Nhưng bạn hãy kiểm chứng bằng cách hỏi những người đã trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt thì chắc chắn sẽ giải đáp được thắc mắc.

Mọi người có chung quan điểm rằng “cây trầu bà chân vịt sẽ tạo nên một gia thất yên ổn, xóa bỏ đi những trục trặc mâu thuẫn, làm ăn dễ dàng và thuận lợi hơn”. Quan điểm tâm linh này đúng hay sai phụ thuộc vào chính niềm tin của mỗi người.

Chuẩn bị trước khi trồng trầu bà chân vịt

Để việc trồng cây trầu bà chân vịt được nhanh chóng và thuận tiện hơn thì trước đó bạn hãy chuẩn bị đất trồng, dụng cụ trồng, vật dụng,… đầy đủ nhé

1.  Cây giống

Trầu bà chân vịt là loài cây khó tính nên khi chọn lựa giống thì hãy đảm bảo cành được tách ra từ cây mẹ không bị nhiễm sâu bệnh và mập mạp. Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì bạn có thể mua chúng tại nhưunxg cửa hàng uy tín, chất lượng.

2. Đất trồng cây

Đất trồng được sử dụng để trồng cây trầu bà chân vịt cũng cần có đủ những yêu cầu sau: chứa đầy đủ dưỡng chất, độ tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

Bạn tiến hành trộn thêm phân bón hữu cơ, giá thể hoặc những phương tiện hỗ trợ cung cấp như xơ dừa + tro trấu + phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ sản xuất sẵn trên thị trường tạo thành một hỗn hợp đất trồng.

3. Điều kiện sống

Yếu tố mà bạn đặc biệt chú ý tới khi trồng cây trầu bà chân vịt là những yêu cầu cần thiết như ưa bóng, không chịu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, độ ẩm cao và nhiệt độ trong nhà.

Nhân giống và kỹ thuật trồng cây chầu bà chân vịt

Trong cách trồng trầu bà chân vịt Fao chia nhỏ thành 2 bước, hãy thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật mà Fao hướng dẫn để đảm bảo cây phát triển tốt và khỏe mạnh nhé.

1. Nhân giống

Người ta thường nhân giống cây trầu bà chân vịt theo phương pháp tách cây con. Để có thể tách được cây con thì bạn phải sử dụng dao sắc cắt phần rễ phía dưới. Tiếp theo, tiến hành bôi hỗn hợp Vaselin trộn cùng với Ridomin vào vị trí vừa cắt để tách lấy cây con.

2. Cách trồng cây chầu bà chân vịt

Cho hỗn hợp đất bạn vừa trộn vào trong chậu, dùng tay bới một lỗ nhỏ đặt cây trầu bà chân vịt giống xuống sau đó lấp chặt, tưới nước theo định kì mỗi ngày 1 lần.

Chăm sóc cây trầu bà chân vịt

Việc chăm sóc thường xuyên cho cây trầu bà chân vịt là vô cùng quan trọng. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi cây trồng, khi thấy cây có những dấu hiệu khác thường nhanh chóng có biện pháp xử lí.

Cách trồng Trầu bà chân vịt

1. Về ánh sáng

Cây trầu bà chân vịt có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng của môi trường trong nhà, phòng ngủ. Tuy vậy, trầu bà chân vịt cũng giống với các loài cây trồng khác, thi thoảng bạn phải cung cấp cho cây lượng ánh sáng tự nhiên.

Bằng cách thường xuyên đem trầu bà chân vịt ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng tự nhiên để tăng sức đề kháng cho cây.

2. Nhiệt độ

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm để cây trong nhiệt độ phòng, hay ngoài trời của điều kiện khí hậu Việt Nam đều đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng  của cây rất tốt.

3. Độ ẩm, nước tưới

Giống với loại cây monstera trầu bà lá xẻ và nhiều loại cây nhiệt đới trong nhà khác. Cây trầu bà chân vịt là loài cây ưa ẩm, bạn cần thường xuyên tưới nước với liều lượng phù hợp.

Trong suốt quá trình trồng cây trầu bà chân vịt bạn phải chủ động trong việc kiểm soát độ ẩm, nước tưới để tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

4. Phân bón

Mặc dù trồng trầu bà chân vịt trong nhà thì bạn cũng cần cung cấp phân bón thường xuyên và với liều lượng đầy đủ. Những loại phân bón tan chậm, que dinh dưỡng, phân bón tự ủ là sự lựa chọn tốt nhất cho trầu bà chân vịt.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cây trầu bà chân vịt cũng như là những ý nghĩa, cách chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu trầu bà chân vịt xanh tốt, tô điểm cho không gian sinh sống, làm việc của mình nhé. Chúc bạn thành công!