Trầu bà vàng là loại cây được sử dụng với mục đích chính là chậu cây cảnh trang trí trong không gian làm việc hoặc sinh sống. Với đặc tính dễ dàng thích nghi với điều kiện thời tiết nên việc trồng và chăm sóc chúng cũng không quá khó khăn.

Ngoài việc trang trí nội thất, không gian thì cây trầu bà vàng còn đem tới cho bạn bầu không khí sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Đến với bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng trầu bà vàng, công dụng, ý nghĩa của chúng trong phong thủy nhé.

Đặc điểm của cây trầu bà vàng

Để có thể thành công trong việc thực hiện cách trồng cây trầu bà vàng thì trước tiên bạn cần nắm được những đặc điểm cơ bản của chúng. Như vậy thì quá trình thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Trầu bà vàng

– Trầu bà vàng khác với loại cây trầu bà truyền thống ở màu sắc của lá. Trầu bà vàng có lá màu xanh vàng tươi. Trầu bà ta có lá màu xanh loang lổ với màu trắng không đồng nhất.

– Cây trầu bà thái có vẻ đẹp nổi bật hơn hẳn so với những cây trầu bà dạng treo khác, loài cây này được tồng lai tạo trong khoảng thời gian gần đây. Cây sinh trưởng mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh và thích nghi tốt với thời tiết nóng ẩm.

Trầu bà vàng là loài cây thân thảo mềm, chúng thường mọc theo kiểu bò ngang hay rũ dài xuống phía dưới, các đốt ở thân ngắn phân nhỏ thành nhiều cành nhánh nên rất dễ dàng tạo thành bụi. Cây trầu bà vàng rất phù hợp để trồng trong chậu treo trang trí.

– Phiến lá có màu vàng nhạt, trơn bóng không có lông. Lá trầu bà vàng nhọn tại vị trí đầu và tim tại gốc. Những chiếc lá vàng nhạt mọc đơn và phân chia đều trên thân nhánh giống với những bông hoa đang khoe bộ cánh của chúng vậy.

Vành lá nguyên, cuống lá dạng bẹ nhỏ ôm sát lấy thân. Tại vị trí mỗi đoạn thân được phân chia sẽ mọc lên một chiếc lá. Thân cây có rễ phụ.

Công dụng trầu bà vàng đem lại

Chắc chắn ai lựa chọn cây trầu bà vàng cũng đều muốn biết hay tìm hiểu về công dụng mà chúng đem lại phải không nào. Công dụng trong việc trang trí, yếu tố phong thủy, cải thiện sức khỏe,… hãy cùng Fao tìm hiểu chúng ngay dưới đây nhé.

Công dụng của cây trầu bà vàng

–  Trồng trong chậu treo là kiểu mà trầu bà vàng được trồng phổ biến nhất. Với màu sắc lá nổi bậc, thân dây dài đung đưa xuống và đu mình theo gió, tạo nên một khung cảnh vô cùng sinh động và vui tươi.

Cây trầu bà vàng được trang trí trong tại những khu vực như: sân vườn, quán café hoặc nhà hàng khách sạn, ngoài ra có thể treo chúng trên cửa sổ, trước sân nhà hay ngoài sân thượng…

– Bên cạnh đó, Trầu bà vàng còn được trồng trong chậu kiểng trang trí nội thất tại bàn làm việc cho tới các sảnh lớn. Loài cây này đảm nhiệm nhiệm vụ rất quan trọng đó là thanh lọc không khí, giảm khói bụi thuốc lá, ngăn chặn bụi bẩn vô cùng tốt.

– Ngoài cách trồng cây Trầu bà vàng trồng đất thì chúng còn được trồng trong nước dạng thủy sinh. Hay tiểu cảnh sân vườn, trang trí ốp tường, hoặc trồng trầu bà vàng làm nền cho các cây hoa khác.

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà vàng

Ý nghĩa của cây trầu bà trong phong thủy rất sâu sắc, chính vì vậy là nhiều người trồng chúng là bởi những ý nghĩa mà chúng đem lại. Hãy cùng Fao tìm hiểu xem đó là những gì nhé.

Cây trầu bà vàng

Cây trầu bà vàng chứa ẩn rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào vị trí đặt chúng.

Khi đặt trầu bà vàng tại công ty, trên bàn làm việc, hay phòng giám đốc. Cây góp phần tô điểm cho không gian làm việc thêm xanh tươi, thoáng mát. Đặc biệt loài cây này sẽ giúp công việc làm ăn, kinh doanh của người sở hữu ngày càng phát triển, vững mạnh.

Những điều này suy ra được là dựa vào những dây leo của cây có thể vươn lên, bám chặt được vào mọi thứ để phấn đấu đi lên, chiến đấu cho sự sống còn.

Cây trầu bà vàng hợp với tuổi nào, mệnh nào?

Dựa vào đặc tính và phong thủy của cây trầu bà thì cây thích hợp với những người có mệnh Mộc. Tính cách của người mệnh Mộc thường phóng khoáng, thưỡng xuyên giúp đỡ mọi người. Họ được rất nhiều người yêu mến và quý trọng bởi họ biết cách đối nhân xử thế.

Ngoài ra, họ là người chủ động, không thích bị áp đặt hay quản thúc người khác. Sự thành công của người mệnh Mộc phần lớn là nhờ vào đặc tính sắc bén và thông minh của họ.

Cây trâu bà vàng hợp mệnh nào tuổi gì

Không chỉ vậy, những người mệnh Mộc còn thông minh, giỏi giang, dễ dàng lấy lòng của người khác tuy nhiên lại rất hay tin người. Bởi vậy dễ bị những người xấu lợi dụng hoặc lừa đảo.

Vì vậy để có thể hạn chế hoặc loại bỏ đi những nhược điểm và phát huy những điểm tốt thì người mệnh Mộc nên tiến hành trồng cây trầu bà ngay trong không gian sống, làm việc của mình.

Cây trầu bà hợp với những người có tuổi gì? Dựa theo phong thủy thì loài cây này thích hợp với những người có tuổi Ngọ bởi người tuổi Ngọ chứa đựng trong mình vận khí tốt, dễ thành công trong công việc, nhưng cũng phải cẩn trọng để tránh trường hợp thua lỗ.

Khi người tuổi Ngọ trồng, đặt cây trầu bà tại bàn làm việc thì họ sẽ dễ dàng giữ tài khí, tài lộc và may mắn sẽ luôn tới với hơn.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần, chủ yếu là bạn phải dựa vào chính bản thân mình, loại cây này giúp cho người tuổi Ngọ nói riêng mà tất cả mọi người nói chúng là tăng cường ý chí cũng như sức mạnh để có thể thực hiện công việc hiệu quả nhất, dễ dàng thành công hơn.

Để cây trầu bà vàng tại nhà, trong phòng khách.. không chỉ đem tới một không gian thêm nổi bật mà còn đem tới sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia đình bạn.

Cách trồng cây trầu bà vàng

Khi thực hiện cách trồng cây trầu bà vàng tại nhà hoặc nơi làm việc thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau đây để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt nhất nhé.

1. Nhiệt độ trồng cây trầu bà

Cây trầu bà vàng sẽ phát triển tốt nhất nếu bạn trồng chúng trong  khoảng nhiệt độ dao động từ 15 độ C đến 30 độ C.

Cây trầu bà có khả năng chịu lạnh kém nên cần đảm bảo nhiệt độ không nhỏ hơn 8 độ C. Trầu bà vàng là giống cây ưa bóng mát, thích hợp với cường độ ánh sáng nhẹ cho tới mức trung bình.

Nên trồng cây trầu bà vàng trong nhà tại những vị trí có ánh sáng tự nhiên, râm mát hay chỉ cần sử dụng ánh sáng điện huỳnh quang thì cây cũng có thể sinh trưởng tốt.

Còn khi bạn trồng trầu bà vàng ngoài trời thì cần thiết kế mái che để hạn chế trường hợp cây bị vàng lá, cháy lá. Nếu trầu bà vàng để bàn thì không đặt tại những vị trí có ánh nắng mặt trờ quá gay gắt chiếu vào cây hoặc gần cửa kính.

Cây trầu bà cần lượng nước lớn, không cần nhiều chất dinh dưỡng từ phân bón và bạn có thể áp dụng phương pháp thủy sinh để trồng cây.

2. Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng

Để có thể trồng được cây trầu bà vàng, bạn tiến hành cắt một đoạn cành chứa nhánh, có mầm đem trồng vào trong chậu cát thô hay đá trân châu.

Đất trồng

Không nên trồng cây trầu bà vàng trong nước hay đất ẩm bởi nó có thể nhân giống được khi bị chặn sự sinh trưởng.

Cây sẽ sinh trưởng tốt nhất nếu chúng được trồng trong môi trường đất tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm và chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Bạn có thể mua đất trộn sẵn ngoài cửa hàng hoặc tự tay trộn chúng. Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau: hỗn hợp xơ dừa, tro, trấu, than củi, phân chuồng hoại mục, nếu không thì bạn sử dụng đất vườn hoặc đất thịt vẫn được.

Cần thiết kế cho cây thêm giàn leo hay cắm cọc để cây trầu bà vàng có giá leo, nếu không thì phải để trầu bà leo bám vào một thân cây khác.

Nếu trồng trầu bà vàng theo phương pháp thủy cảnh thì bạn hãy rửa sạch rễ cây sau đó cho vào bình đựng dung dịch rồi tiến hành trồng cây.

Những lưu ý khi trồng cây trầu bà vàng

Hãy ghi chú lại những lưu ý sau đây nếu muốn cây trầu bà vàng của bạn luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé.

Cây trầu bà rất hiếm khi bị sâu hại tấn công nhưng thi thoảng vẫn gặp vấn đề về rệp, ve, thối rễ…

Thường xuyên quan sát cây trầu bà vàng, nếu thấy xuất hiện sâu bệnh trên thì bạn phải nhanh chóng sử dụng những loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để loại bọ tình trạng này cho cây.

Nếu cây xuất hiện lá vàng, khô héo thì cần phải nhanh chóng hồi phục lại sự sống cho cây bằng cách tưới nước, đảm bảo cung cấp đủ cho chúng các dưỡng chất, loại bỏ đi những lá vàng, hạn chế để tình trạng cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá gay gắt.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Việc chăm sóc cho cây trầu bà vàng là vô cùng quan trọng, việc làm này sẽ giúp cây trồng của bạn khỏe mạnh, phát triển tốt và đặc biệt là màu lá của chúng sẽ rất bóng mượt. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi trầu bà vàng, tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ nhé.

Cây trầu bà vàng là giống cây ưa ẩm, không có khả năng chịu hạn, nên khi trồng trầu bà vàng ngoài trời thì cần tưới nước mỗi ngày vào thời điểm sáng sớm hay chiều muộn.

Còn nếu trồng trầu bà vàng trong nhà, mỗi tuần bạn phải tưới đều đặn 2 lần để cây đủ ẩm đất là được, bạn cũng cần đem cây ra phơi nắng mỗi tuần vào thời điểm sáng sớm chừng 15 đến 30 phút.

Tuy nhiên khi trồng trầu bà vàng trong đất, đảm bảo lượng nước cung cấp cho cây ở mức vừa đủ, tránh quá nhiều gây nên tình trạng ngập úng, cây sẽ bị vàng lá sau đó thối rễ.

Đối với cây trầu bà vàng trồng theo phương pháp thủy sinh thì cần được cung cấp lượng nước ngập 2/3 bộ rễ, tới khi cây cạn nước thì đổ thêm nước vào là được. Nên tiến hành thay tất cả lượng nước mỗi tuần và tỉa bỏ đi những chiếc rễ hư.

Về chất dinh dưỡng, không cần dùng quá nhiều phân bón cho cây trầu bà vàng, thi thoảng chỉ cần sử dụng một vài loại phân bón lá để cây sinh trưởng tốt.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cây trầu bà vàng và cách chăm sóc chúng đảm bảo luôn khỏe mạnh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay mình trồng cho mình những chậu trầu bà vàng xanh tốt, tô điểm cho không gian sống của bạn thêm phong phú nhé. Chúc bạn thành công!