Cách chiết cành mai vàng hiệu quả nhất cho các nhà vườn
Giống với nhiều loại thực vật khác, có thể nhân giống mai bằng cách chiết cành mai, giâm cành, tháp hay ghép. Một mắt ngủ, một chồi non khi tháp vào cây cùng họ có thể sống và sinh trưởng thành cây mới, cho hoa trái giống với đặc tính cuar cây mẹ và có thể cho cây con khác.
Trước đây khoảng thời gian gần một trăm năm, nghệ thuật chiết, ghép và giâm cành cây kiểng nói riêng cũng như cây ăn trái nói chung còn quá xa lạ đối với người làm vườn ở thời đó.
Vậy thì quá phù hợp nếu bạn thực hiện theo phương pháp kỹ thuật chiết cành mai vàng để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn của bản thân, trong đó bạn sẽ sở hữu được một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp, thật tuyệt vời phải không nào.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuât giâm và chiết càng mai vàng 12 cánh cũng như là cách chăm sóc cành sau khi chiết để đạt được hiệu quả nhất nhé.
Đặc tính của cây mai
Để có thể thành công trong cách chiết cành mai vàng thì trước hết bạn phải nắm được những đặc tính cơ bản của cây mai để việc chiết cành mai được dễ dàng và nhanh chóng hơn nhé.
- Cây mai là loại cây lâu năm, có tuổi thọ lên tới hơn một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân cây xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen nhau.
- Hoa mai ưa ánh nắng mặt trời và độ ẩm vừa phải. Vì vậy người ta thường trồng hoa mai tại những vị trí đón nắng nhiều nhất, bạn có thẻ trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được.
Cây mai được gọi là đẹp khi chúng có hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai ở thì những nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều của cải, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.
- Cây mai không kén đất trồng, bạn có thể trồng mai trong bất cứ loại đất nào, chúng vẫn có thể sinh sôi nảy nở được, ngoại trừ loại đất nghèo không thể trồng được bất kì giống cây nào mà thôi.
- Mai sẽ bộc lộ khả năng phát triển tốt nhất ở đất thịt nhẹ chứa nhiều chất hữu cơ, không bị nhiễm mặn, chua, nhiễm phèn hay những hóa chất độc hại.
- Chỉ duy nhất một điều mà bạn cần phải đặc biệt chú ý đó là mai rất sợ úng nước. Cây hoa mai nếu bị ngập nước quá lâu sẽ héo dần rồi chết. Thân cây mai sần sùi khá giống với những loại cây cổ thụ.
- Không giống như cây đào có thân mảnh và mỏng, thân cây mai chắc chắn và dày hơn. Lá mai tròn nhỏ, không thuôn dài như lá của cây đào.
- Điều kiện sống tốt và thích hợp nhất của cây mai là ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ nằm trong khoảng 27 tới 32 độ C. Đây là loại cây có xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới đặc biệt là những nơi có khí hậu hai mùa mưa – nắng rõ rệt như ở miền Nam.
- Cây mai có tuổi thọ cao, được chăm sóc tốt sẽ phát triển nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá với tần suất mỗi năm một lần, cây sẽ nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng đối với loại hoa mai tứ quý thì có thể nở quanh năm.
Chuẩn bị dụng cụ chiết cành mai
Để quá trình cách chiết cành mai được nhanh chóng và thuận tiện hơn thì bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết.
Vật dụng cần thiết khi chiết cành mai là kéo khoanh vỏ chiết cây, nhưng đối với những cây mai loại lớn như đại thụ thì chỉ cần sử dụng dao sắc nhọn có thể cắt vỏ
- Dao chiết cành
- Cưa cắt cành cây
- Bao nilon chống nước
- Chất liệu hỗn hợp để chiết gồm Xơ dừa mục, tro trấu, tóc vụn, phân bò hoai, đất cát pha, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau và cần được ủ kĩ trước vài tháng
Lưu ý: Những vật dụng như dao, cưa cần phải được tiệt trùng sạch sẽ trước khi thực hiện chiết cành mai vàng để tránh lây lan vi khuẩn cho cành chiết.
Tiến hành thực hiện cách chiết cành mai
Chỉ với một vài công đoạn đơn giản dưới đây là bạn có thể hoàn thiện được cách chiết cành mai rồi. Hãy thực hiện theo đúng quy trình mà Fao hướng dẫn để đạt được chất lượng tốt nhất nhé.
Trước hết bạn thực hiện khoanh, cắt 2 đường thẳng song song, cách nhau 1 đoạn 10cm. Lột bỏ hết toàn bộ phần vỏ.
Tiếp theo cạo sạch lớp vỏ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ, nhưng bạn phải lưu ý rằng phải tiến hành thật nhẹ tay, không được để phạm vào phần gỗ.
Sử dụng bao nilon bọc xung quanh chỗ cắt để tránh nước xâm nhập.
Khoảng thời gian vài tháng sau sẽ hình thành một lớp vỏ tái sinh ven vết cắt, khi lớp vỏ này lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc vỏ (1 đoạn khoảng 2cm) là lúc bạn bắt đầu bắt tay vào bó chiết.
Chất liệu được dùng để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm có: Xơ dừa mục, tro trấu, tóc vụn, phân bò hoai, đất cát pha mỗi thứ đều được dùng với liều lượng bằng nhau. Để đạt được hiệu quả cao hơn, bạn nên tiến hành nhào trộn và ũ kỹ hỗn này trong vài tháng.
Sử dụng thuốc kích thích ra rễ (những loại thông dụng được bày bán rất nhiều trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hóa vào xung quanh vết cắt bằng bao nilon dày, có nhiều lớp. Che nắng cẩn thận cho vị trí chiết.
Khoảng thời gian là 5 tới 6 tháng sau, khi bộ rễ mới sinh trưởng nhiều, dày, già là lúc các bạn có thể sử dụng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc.
Phần dưới được xử lý giống với một cây mới: cấy ghép hay chờ để tái sinh thân cành mới.
Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn đã sở hữu cho mình 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành rất đẹp được giữ lại và có bộ rễ hoàn toàn mới.
Một cây mai vàng từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo thành chi tàn mới.
Chú ý khi thực hiện cách chiết cành mai
Chú ý trước thực hiện cắt bo chiết thì bạn cần phải tưới nước thật nhiều vì làm như vậy cây chiết ra sẽ có tỷ lệ sống cao hơn.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách chiết cành mai cũng như là những kỹ thuật chiết, cách chăm sóc cành sau khi chiết để đạt được hiệu quả cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình một cây mai vàng nở rực rỡ, tô điểm cho ngôi nhà bạn trong dịp tết từ việc chiết cành mai mà Fao hướng dẫn trong bài viết ngày hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công!