Vốn là cây dễ thích nghi, lại có thể trồng cả trong đất hoặc thủy canh, nên việc nhân giống cây Trầu Bà khá đơn giản. Không cần cầu kì hay phức tạp, có khi chỉ cần cắt một cành nhỏ nhúng vào lọ là nó đã tự phát triển trở lại.
Trầu bà là một trong 5 loại cây cảnh có khả năng lọc không khí tốt, thường nhiều người yêu thích dùng trang trí nhà cửa, hàng quán hoặc nơi làm việc.
Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn 2 kỹ thuật nhân giống cây Trầu Bà chính, đảm bảo thành công và tốn rất ít thời gian.
Mục Lục
Chuẩn bị gì khi nhân giống cây trầu bà
Để cách nhân giống cây trầu bà được hiệu quả thì bước đầu tiên là chọn một cây trầu bà mẹ khỏe mạnh.
Nếu trồng đất thì đất trồng là yếu tố rất quan trọng, do trầu bà ưa ẩm, nên đất phải là tơi xốp và giữ ẩm tốt.
Sử dụng chậu không đáy trong trường hợp trồng đất hoặc lọ thủy tinh trong trường hợp trồng thủy sinh.
Dao, kéo và các dụng cụ cần thiết cho việc trồng.
2 Cách nhân giống cây trầu bà
Để thuận tiện cho việc nhân giống trầu bà, chúng tôi đề xuất 2 cách phổ biến nhất, tùy vào sở thích hoặc điều kiện mà bạn lựa chọn cách nào cho phù hợp nhé:
1. Nhân giống trầu bà từ nhánh
Cách này là từ một cây trầu bà mẹ khỏe mạnh, cắt chia thành nhiều nhánh. Sau đó, chăm sóc để những nhánh đó tự phát triển thành cây mới.
Bước 1: Bước đầu cũng là bước quan trọng nhất trong cách nhân giống cây trầu bà từ nhánh.
Các bạn cần chọn và cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh ở lá và thân. Nên cắt ở đoạn giữa 2 mắt lá.
Bước 2: Để cho dễ giâm vào bình hơn thì tỉa bớt những lá gần đoạn cắt.
Bước 3: Đổ nước vào chậu hoặc lọ đã chuẩn bị trước. Tiếp đó giâm trực tiếp các nhánh trầu bà vừa cắt vào. Có thể ngâm ngay sau khi cắt, không cần đợi vết cắt khô.
Bước 4: Rễ sẽ bắt đầu mọc dài sau khoảng 7 -10 ngày. Khi đó, bạn có thể trồng ra loại đất đã giới thiệu ở trên.
Lưu ý:
- Nếu trồng ra đất thì phải cẩn thận bởi vì rễ cây còn yếu nên rất dễ tổn thương.
- Hoặc nếu không thì có thể trồng thủy sinh vẫn được bởi cây phát triển tốt ở cả 2 môi trường.
Video hướng dẫn
2. Nhân giống trầu bà từ mắt lá
Khác với cách trên là sử dụng thân cây, cách này chỉ cần dùng lá và mắt lá. So với cách trên thì nhân giống được số lượng lớn hơn, tuy nhiên thì cách chăm sóc giai đoạn đầu cũng khó khăn hơn chút.
Thực hiện chọn các nhánh trầu bà khỏe mạnh. Cách nhân giống cây trầu bà từ mắt lá khác ở trên là sẽ tạo ra nhiều cây từ 1 nhánh chứ không phải mỗi nhánh 1 cây.
Bước 1: Tiến hành cắt thành nhiều khúc nhỏ từ nhánh ban đầu, cứ mỗi mắt lá là 1 khúc.
Bước 2: Thực hiện kích thích ra rễ và nhánh mới bằng cách ngâm tất cả vào nước.
Bước 3: Khi đã ngâm được khoảng 1 đến 2 tuần thì các bạn có thể thấy rễ mới và chồi non đâm ra từ nách lá.
Lúc này bạn đã có thể mang ra trồng vào đất hoặc cứ tiếp tục trồng thủy sinh.
Ưu điểm của cách nhân giống cây trầu bà từ mắt cá này là bạn sẽ nhân ra được nhiều cây trầu bà hơn là cách 1.
Video hướng dẫn
Lợi ích của cây Trầu Bà
Những người chuyên trồng trầu bà quả thực sẽ biết giá trị của cây cảnh này mang lại là rất đa dạng. Không chỉ mang lại lợi ích về tinh thần, trầu bà còn có nhiều ưu điểm như:
Làm cây cảnh trang trí: Làm tươi mới không gian ngôi nhà, nơi làm việc, cảm giác gần gủi thiên nhiên, xanh mát và thoải mái… Trầu Bà thích hợp làm cây cảnh để bàn, trồng tại cầu thang, hành lang, treo ban công, kệ sách,….
Khử độc và thanh lọc không khí: Trầu bà có khả năng hấp thụ khí đọc, là bộ máy lọc không khí và khói bụi gây hại cho sức khỏe con người.
Hấp thu bức xạ từ: Nếu đặt trong nhà, trầu bà sẽ giúp bạn hấp thụ các bức xạ từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… Đây là khả năng hiếm thấy của số ít cây cảnh.
Ý nghĩa phong thủy: Là loại cây thể hiện cho sự sang trọng, uy quyền và địa vị cho người trồng. Ngoài ra, còn có ý nghĩa mang tới tài lộc, thịnh vượng, may mắn, hạnh phúc và bình yên. Cây trầu bà rất hợp với người tuổi Ngọ.
Như vậy, qua bài viết trên Fao đã giới thiệu cho các bạn cách nhân giống cây trầu bà. Chúc các bạn sẽ có được những cây trầu bà khỏe mạnh.