Nhiều người thắc mắc rằng trồng dừa cạn bằng cách giâm cành cần phải thực hiện như thế nào. Có tương đối nhiều cách để có thể trồng dừa cạn, cách phổ biến được mọi người thực hiện vẫn là theo cách truyền thống – trồng bằng hạt.

Tuy nhiên phương pháp giâm cành dừa cạn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách trồng bằng hạt. Dề dàng thực hiện, nhanh chóng và cho hiệu quả cao là những đặc tính mà phương pháp này mang tới.

Hoa dừa cạn mang trên mình một vẻ đẹp rực rỡ, chúng đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình để tô điểm cho không gian sống thêm phần sinh động, hấp dẫn. Vốn là một giống cây thân thảo, khá dễ thích nghi với môi trường, vì vậy các bạn có thể thấy hoa được trồng ở rất nhiều nơi.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn trồng dừa cạn bằng cách giâm cành cũng như là  những kỹ thuật, cách chăm sóc sau khi giâm để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Quá trình trồng dừa cạn bằng cách giâm cành hiệu quả

Giâm cành dừa cạn

Khi áp dụng phương pháp trồng dừa cạn bằng cách giâm cành sẽ mang tới cho bạn nhiều ưu điểm như cây hoa sinh trưởng nhanh, thời gian cây cho hoa được rút ngắn và giữ được nguyên vẹn màu hoa gốc từ cây hoa mẹ.

Trước tiên các bạn cần chuẩn bị những cành dừa cạn với màu sắc mà bạn ưng ý, cắt cành có chiều dài khoảng 5 cm, tỉa bớt lá để hạn chế tình trạng thoát hơi nước. Lưu ý nên chọn lựa những cành già để tăng khả năng ra rễ của cành.

Các bạn lựa chọn giá thể để giâm cành là hỗn hợp sơ dừa được trộn cùng với trấu (trộn chung sau đó đem ủ trong khoảng thời gian là một tháng). Mang cành hoa đã chọn rồi giâm trồng vào giá thể.

Tiếp theo, bạn cần phải tưới nước cho cây (tưới đậm) và đặt cây tại những vị trí có bóng râm. Sau khoảng thời gian là một tháng khi cành giâm ra lá non thì các bạn có thể đem chúng ra trồng riêng từng chậu.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi trồng dừa cạn bằng cách giâm cành

Việc chăm sóc trong quá trình giâm cành dừa cạn là vô cùng cần thiết, vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây trồng, tưới nước và bón phân với liều lượng vừa đủ để cây được khỏe mạnh, phát triển tốt.

Cần kích thích rễ sinh trưởng nhanh chóng bằng cách phun thuốc, pha thuốc kích thích rễ được trộn cùng với thuốc chống nấm để thân cây không bị nấm và côn trùng, sâu bọ tấn công.

Tưới đều đặn cho cây theo tần suất 2 ngày một lần vào thời điểm sáng sớm và chiều tối, không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho cây ít ra hoa và bị ngập úng, không nên tưới trực tiếp nước lên cây hoa.

Nên bón phân NPK theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Các bệnh cây dừa cạn thường gặp

Trồng dừa cạn bằng cách giâm cành

Trong suốt quá trình thực hiện trồng dừa cạn bằng cách giâm cành thì khó có thể tránh khỏi tình trạng bị nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên khi cây bị nhiễm sâu bệnh thì bạn cần phải nhanh chóng xử lí chúng để tránh lây lan diện rộng ra toàn cây.

Bạn có thể tiêu diệt chúng bằng cách dùng tay trực tiếp để bắt sâu nếu sâu mới hình thành trên cây, còn khi sâu đã nhiều thì bạn cần tới sự trợ giúp của thuộc bảo vệ thực vật. Dưới đây là những loại bệnh mà dừa cạn thường gặp phải trong thời gian giâm cành dừa cạn cũng như cách chữa trị chúng.

  • Vi khuẩn Xanthomonas malvacearum gây ra bệnh thối nhũn trên cây.
  • Bệnh nấm hình thành khi ta đặt cây trong môi trường khí hậu ẩm ướt một thời gian dài.
  • Sâu ăn lá non thường là sâu keo.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng bằng cách lẫn hỗn hợp thuốc Regent cùng với Haihamec để tránh côn trùng và để cho cây sinh trưởng mạnh mẽ.

Cách trồng cây dừa cạn có nhiều màu

Các bạn có thể tạo ra cây dừa cạn có nhiều màu hoa bằng cách thực hiện ghép những giống hoa lên cùng một gốc ghép. Chọn lựa các nhánh có độ lớn phù hợp (bằng ruột của cây bút bi) trên gốc ghép.

Lựa chọn những cây giống có độ lớn tương đương với gốc ghép, sử dụng lưỡi lam hay dao rọc giấy chẻ đôi gốc ghép. Cần cắt bỏ toàn bộ lá ở phần gốc ghép cây giống sau đó cắt gốc theo hình nêm.

Luồn phần gốc ghép cây giống vào phần vừa chẻ đôi, sử dụng bao ni long quấn xung quanh cố định vào vị trí vừa ghép để tránh nước bị tràn vào.

Đặt cây ghép vào những vị trí mát, có thể che mưa, che nắng cho cây. Sau khoảng thời gian hai tuần, khi cây ghép đã sống và sinh trưởng, thực hiện bỏ lớp nilon. Không được để đất, bụi, nước dính vào vị trí gốc ghép.

Nên ghép những màu hoa xen kẽ với nhau để cây có thể ra hoa đẹp và cân đối.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về trồng dừa cạn bằng cách giâm cành cũng như là những kỹ thuật, cách chăm sóc cây sau khi giâm để đạt được chất lượng cao nhất rồi.

Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây hoa dừa cạn rực rỡ, khỏe mạnh bằng phương pháp giâm cành dừa cạn nhé. Chúc các bạn thành công!