Xin chào mọi người! Phân bón đầu trâu có lẽ đã rất quen thuộc với những người nông dân từ nhiều năm nay. Nhưng về lợi ích và cách sử dụng phân như nào cho đúng cách và để đạt hệu quả cao nhất thì không phải ai cũng nắm được. và hôm nay Fao sẽ cùng mọi người tìm hiểu về nó nhé!

Đôi nét về phân bón đầu trâu

Thương hiệu phân đầu trâu chính thức ra mắt vào năm 1976 thuộc công ty CP Phân bón Bình Điền. Thời đầu các thành phần dinh dưỡng  trong phân còn khá nghèo dần dần qua quá trình sản xuất và nghiên cứu các nhà sản xuất đã điều chỉnh chất lượng phân tốt hơn.

Bên cạnh đó, công ty Bình Điền còn liên tiếp cho ra đời các thế hệ phân bón đầu trâu mới dùng cho lúa, mía, cà phê, cao su, rau màu, ngô, chè, cây ăn quả, điều,…Phân bón đầu trâu gần như có thể đáp ứng, đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho hầu hết các loại hình nông nghiệp

Phân bón đầu trâu

Đặc biệt, các loại phân đầu trâu giúp tạo năng suất cao, hiệu quả nhờ giảm được 20 – 30% đạm và lân. Điều này người nông dân sẽ không phải lo lắng sản phẩm nông nghiệp kém an toàn.

Với sản phẩm phân bón đầu trâu Bình Điền mong muốn sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho người nông dân, đạt hiệu quả kinh tế cao. Họ không ngừng tích cực nghiên cứu tạo nên các chế phẩm mới nhằm tăng giá trị cho phân bón, giảm lượng phân dùng mà vẫn đảm bảo năng suất cao.

Tác dụng của phân bón đầu trâu 20-20-15 đối với cây trồng

Trong số những loại phân thuộc công ty CP Phân bón Bình Điền thì loại được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn chính là phân npk đầu trâu 20-20-15. Bởi trong phân nó có nhiều thành phần và công dụng nổi trội như sau:

1, Thành phần dinh dưỡng của phân bón đầu trâu

  • Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20%
  • Chất đạm (N): 20%
  • Kali (K2O): 15%
  • Lưu huỳnh (S): 0.5%
  • Magie (MgO): 0.35%
  • Canxi (CaO): 0.25%
  • Fe: 10ppm, Cu: 5ppm, Zn: 5ppm, B: 10ppm

2, Tác dụng của phân bón đầu trâu 20-20-15

a, Phân bón đầu trâu 20-20-15 giúp giảm thất thoát lượng phân hiệu quả

Phân bón đầu trâu 20-20-15 so với một số loại phân thông thường khác thì giúp giảm thất thoát phân bón, từ đó giúp giảm lượng bón đáng kể cho nông dân, giúp họ tăng hiệu quả kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất.

b, Phân bón đầu trâu 20-20-15 giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh

Phân bón đầu trâu 20-20-15 có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh. Tăng đề kháng cho  giúp cây ngăn ngừa và chống lại sự tàn phá của sâu bệnh. Thực tế, đã có rất nhiều người sử dụng phân này và hầu hết đều có phản hồi tích cực về hiệu quả của phân.

c, Phân bón đầu trâu 20-20-15 giúp tăng đáng kể năng suất cây trồng

Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và nhều lần thực nghiệm, các chuyên gia đã cho ra đời một loại phân giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, có chất lượng nông sản tốt và độ phì nhiều vượt trội.

Và sản phẩm đó là phân bón đầu trâu 20-20-15. sử dụng loại phân bón này bạn sẽ hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng vì sử dụng phân ít đi mà gây giảm năng suất cây trồng.Ngược lại phân còn giúp nông sản tăng chất lượng không ngờ đến nếu bạn có sự chăm bón đúng kĩ thuật và thời điểm.

d, Phân bón đầu trâu giúp làm giảm ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước

Lạm dụng phân hóa học gây mất cân đối đang là vấn đề nhức nhối trong nông nghiệp và phân bón đầu trâu 20-20-15 với tính chất của nó sẽ giúp giảm tác động đến môi trường giảm mức độ ô nhiễm nguồn đất và nước, nên bạn có thể hoàn hoàn an tâm khi lựa chọn.

Trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm phân bón đầu trâu giả mạo, kém chất lượng, hơn nữa còn gây ô nhiễm môi trường nên bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về sản phẩm trước khi chọn mua và sử dụng cho nông sản của mình.

Tác dụng của phân bón đầu trâu

Những lưu ý để sử dụng phân bón đầu trâu đúng cách

1, Bổ sung dinh dưỡng cho cây với phân bón đầu trâu đúng lúc

Đối với cây ăn quả: bạn có thể bón thêm phân bón đầu trâu 20-20-15 sau khi thu hoạch trái vì lúc này cây cần được bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali,…để cây phục hồi và tiếp tục tạo ra đợt trái tiếp theo.

Chúng ta cũng cần bón vào giai đoạn cây nảy mầm vì lúc này cây cần dinh dường để kích thích việc ra hoa. Về liều lượng, bạn hãy bón phân theo số lượng đã được đặt ra trên bao bì và bổ sung thêm lượng kali khi cây đã có trái để nuôi trái đạt năng suất hơn.

Đối với lúa: thường sẽ bón phân thành 3 đợt. Đợt đầu là sau khi gieo hạt từ 8-10 ngày để cây hấp thụ dưỡng chất cần thiết có trong phân bón. Đợt thứ 2, bón sau khi gieo từ ngày 18-22  để cây có đủ dưỡng chất để phát triển chồi.

Và đợt cuối là bón khi tim đèn xuất hiện, để giúp lúa có đủ dưỡng chất thụ tinh và từ đó sẽ tạo nên bông lúa to, nhiều hạt nên bạn cần lưu ý tránh bón phân đúng thời điểm làm mất năng suất của cây.

2, Bổ sung dưỡng chất cho cây bằng phân bón đầu trâu đúng cách

Ngoài bón phân đúng thời điểm thì bạn còn cần phải bón phân bón đầu trâu 20-20-15 đúng kĩ thuật thì mới cho ra nông sản đạt năng xuất và chất lượng cao.

Đầu tiên, bạn phải xác định xem cây có đang ở trạng thái hút dinh dưỡng hay không. Tức nếu cây đang chịu tổn thương, bị ảnh hưởng do tác động của môi trường thì khó có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng có trong phân bón.

Lưu ý khi sử dụng phân bón đầu trâu

Bên cạnh đó trước khi bón phải thực hiện ép phèn nếu đất bị phèn và rửa mặn đối khi đất nhiễm mặn và hạn chế cố định lân. Nếu vùng đất cát thì nên bón phân thành 4 đợt và tăng thêm lượng phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Đối với có bộ rễ lớn, khi bón phân đầu trâu cần băm đất, rắc phân, lấp đất và tưới nước trong phạm vi của rễ cây. Nếu vùng đất không bằng phẳng thì nên nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp rắc ít hơn sẽ tốt hơn.

Đối với ruộng lúa, nên bón phân npk đầu trâu 20-20-15 ít ở những vùng trũng. Các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện bón phân theo biện pháp vá áo. Ở vùng lúa tốt thì giảm xuống còn vùng lúa xấu thì tăng thêm lượng phân để ruộng lúa phát triển đồng đều hơn.

Hi vọng với những kiến thức mà Fao đã chia sẻ ở trên  sẽ giúp cho mọi người tận dụng được tối đa công dụng của phân bón đầu trâu từ đó nâng cao năng xuất nông sản và hiệu quả kinh tế. Tạm biệt và xin gặp lại các bạn vào những bài viết sau.