Phân hữu cơ vi sinh hiện nay rất được ưa chuộng, tuy tác dụng chậm hơn phân hóa học, nhưng lại bảo vệ nguồn đất về lâu dài, giúp tăng kết cấu đất, không để lại dư lượng trong nông sản, từ đó an toàn cho sức khỏe con người và động vật.

Rất ít người biết phân hữu cơ vi sinh là loại phân như thế nào, có mấy loại, cách phân biệt từng loại, đặt biệt điểm khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh. Vậy trong bài viết này, Fao sẽ cùng bạn làm rõ những vấn đề đó.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Là tên gọi của loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến từ việc phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó tiến hành lên men với các chủng vi sinh.

Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh chứa trên 15% hàm lượng chất hữu cơ và ≥ 1×106 CFU/mg mật độ vi sinh vật mỗi loại mỗi loại.

Loại phân này bên cạnh việc cung cấp đủ các dưỡng chất khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành dưỡng chất, còn giúp cải tạo, bồi dưỡng, tăng lượng mùn, tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp, không bị bạc màu.

Phân hữu cơ vi sinh cũng góp phần cải thiện môi trường sống cho vi sinh vật trong đất, bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh phân giải sẽ phân giải những chất khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu.

Việc sử dụng phân bón hữu co vi sinh có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do việc lạm dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, tăng cường bảo vệ môi trường, định hướng nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm phân bò, than bùn, bã bùn mía, vỏ cà phê và một số nguyên liệu hữu cơ khác.

Bước 2: Tập kết nguyên liệu và tiến hành sơ chế

Bước 3: Dùng vi sinh vật phân giải để ủ. Sau khi ủ thành công, sẽ thu được chất nền hữu cơ.

Bước 4: Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật liều lượng đã sẵn, có thể bổ sung thêm NPK và vi lượng nếu cần. Tiến hành trộn đều.

Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng phân bón sản xuất.

Bước 6: Đóng gói và bảo quản.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Vi sinh vật cố định đạm

Trong tự nhiên, Nito xuất hiện rất nhiều dưới dạng tự do và dạng phân tử nhu Nitrate, Acid amin, Protein.. Nito dạng phân tử có trong không khí rất nhiều, nhưng thực vật không có khả năng đồng hóa trực tiếp chúng. Mà cần nhờ tới khả năng cố định và chuyển hóa của vi sinh vật thành các dưỡng chất để có thể sử dụng nguồn nito này.

Quá trình chuyển hóa Nito phân tử thành nito dạng cây có thể hấp thụ được gọi là quá trình cố định đạm, do các vi khuẩn thuộc chi Azospirillum, Azotobacter, Clostridium; bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena và các địa y (tảo lam và nấm của chi Nostoc); các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium ở nốt sần rễ cây họ Đậu,…

Các vi sinh vật trên sẽ cố định nitơ từ không khí và chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ giúp đất và cây trồng dễ hấp thu, từ đó nâng cao năng suất và khả năng chống chịu ở cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.

Vi sinh vật phân giải cellulose

Rơm rạ, cám, bã mía hay trấu… chứa cellulose, là nguồn hữu cơ rất dồi dào. Cellulose sau khi được thủy phân trong môi trường acid hoặc kiềm có thể dùng bón cho cây trồng, nhưng quá trình này khá tốn kém và gây ảnh hưởng tới môi trường.

Do đó, người ta đã chuyển qua sử dụng vi sinh vật để xử lý cellulose mang lại hiệu quả cao hơn mà lại an toàn. Các vi sinh vật đó thuộc nhóm các vi khuẩn như Pseudomonas, Clostridium; các nấm như Aspergillus niger, Trichoderma reesei và xạ khuẩn như Streptomyces lividans, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces reticuli…

Vi sinh vật phân giải lân

Vi sinh vật phân giải lân có khả năng chuyển hóa nhiều hợp chất photpho khó tan thành chất dễ sử dụng. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lân, khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh, tạo điều kiện nâng cao năng suất. Một số chủng vi sinh điển hình là Aspergillus niger, B. subtilis, Bacillus megaterium, Pseudomonas sp.,…

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng

Bao gồm các loài vi khuẩn Azospirillum, Pseudomonas, Bacillus, Rhizobium, Enterobacter, Erwinia, Serratia, Arthobacter, Alcaligenes, Flavobacterium, Acinetobacter…

Các vi khuẩn này giúp kích thích thực vật phát triển thông qua việc tiết ra những chất chuyển hóa thứ cấp, gia tăng sự hấp thu các dưỡng chất tại rễ, do đó. Ngoài ra, còn ức chế các tác nhân gây bệnh qua cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các chất kháng sinh hay các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Vi sinh vật phân giải chất mùn / hợp chất hữu cơ (xenlulozo)

Các chủng vi sinh này sử dụng xenlulozo để sinh trưởng và phát triển. Các vi sinh vật này phân giải xenlulozo giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, có tác dụng:

  • Tạo điều kiện tăng năng suất
  • Tăng độ màu mỡ cho đất

Vi sinh vật phân giải silicat

Là các vi sinh vật tiết ra hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đá, đất… để giải phóng ion silic, ion kali vào môi trường.

Vi sinh vật sinh tăng cường hấp thu kaili, sắt, photpho, mangan

Là các vi sinh vật nhóm nấm rễ, xạ khuẩn, vi khuẩn… trong quá trình phát triển và sinh trưởng, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng gia tăng hấp thu các ion khoáng của cây.

Vi sinh vật ức chế vi sinh vật gây bệnh

Là nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có khả năng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.

Vi sinh vật giữ ẩm polysacarit

Các vi sinh vật này tiết ra các polysacarit có khả năng tăng cường liên kết các hạt khoáng, limon, sét trong đất. Chúng rất có ích trong thời điểm khô hạn, các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp.

Cách sử dụng phân bón vi sinh hiệu quả

Sử dụng: Đầu tiên là làm ướt hạt, rồi trộn đều với phân vi sinh tỉ lệ 100kg hạt giống cần 1kg phân vi sinh. Khoảng 10-20 phút sau tiến hành gieo trồng.

Phân bón vi sinh có thời gian sử dụng tốt nhất từ 1 – 6 tháng (tính từ ngày sản xuất), thời gian này bảo đảm các vi sinh vật vẫn hoạt động tốt khi được bón vào đất.

Nhiệt độ bảo quản không được cao hơn 30 độ C, để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp làm chết vi sinh vật.

Phân vi sinh phát huy tốt trong điều kiện chân đất cao, phù hợp với cây trồng cạn.

Phân biệt phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh

Phân vi sinh hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0, bản chất của chúng là các chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã qua tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các chủng vi sinh vật dùng để chế biến phân bón vi sinh gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng,… có mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, thường ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Phân vi sinh được sử dụng phổ biến vì không gây ảnh hưởng xấu tới thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Phân bón vi sinh có cơ chế hoạt động khá đơn giản, sau khi bổ sung vào đất thì các vi sinh vật sẽ hoạt động, sản sinh và chuyển hóa ra các dưỡng chất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc chứa các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất, năng cao năng suất.

Để làm hiểu rõ hơn sự khác nhau giữ phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh, Fao mời bạn tham khảo bảng sau:

Đặc điểm so sánh Phân hữu cơ vi sinh Phân vi sinh
Bản chất Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích
Chất mang Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,… Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Mật số vi sinh Từ 1×106 Từ 1.5×108
Các chủng vi sinh VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,… VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
Phương pháp sử dụng Bón trực tiếp vào đất Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây hoặc bón trực tiếp vào đất