Bệnh bạc lá lúa hay còn có tên gọi khác là bệnh cháy bìa lá lúa, tên tiếng Anh là Bacterial leaf blight disease. Là một bệnh trên lúa, do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra, là một trong những bệnh điển hình gây hại đối với nhiều vùng trồng lúa trên cả nước. Bệnh có thể gây thiệt hại năng suất lúa đến 50%.

Bệnh bạc lá lúa là gì?

Nguồn gốc của bệnh

Bệnh bạc lá lúa

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Fukuoka của Nhật Bản vào năm 1884. Ban đầu, các nhà khoa học lầm tưởng đây là bệnh có nguồn gốc sinh lý, do đất chua gây nên. Không lâu sau đó, các nhà khoa học đã xác nhận nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây nên.

Từ cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh bạc lá lúa phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới, đặc biệt là các nước trồng lúa.

Nguyên nhân của bệnh

☑ Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.

☑ Do giống lúa mẫn cảm với bệnh bạc lá như một số giống tạp giao và một số giống chất lượng.

☑ Yếu tố khách quan như thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp cao.

☑ Do công đoạn làm đất không kỹ, bón thêm phân cấp cứu vàng lá. Cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non khi gặp mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.

☑ Do bón đạm nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữ đạm, lân và kali.

☑ Do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không đúng kỹ thuật.

BỆNH BẠC LÁ LÚA đặc điểm nguyên nhân và biện pháp phòng trị – KHUYẾN NÔNG TV

Vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn dư trong rơm rạ, lúa chét, hạt của cây lúa bị bệnh và cỏ dại ký chủ.

Hình thái: Có hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi, kích thước 1- 2 x 0,5-0,9 µm, sống trên môi trường có khuẩn lạc hình tròn, màu vàng sáp, rìa nhẵn.

Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng 26 – 30 độ C, tối thiểu 0 – 5 độ C, tối đa 40 độ C, gây chết ở 53 độ C trong 10 phút, sống trong môi trường có pH 5,7 – 8,5, thích hợp nhất ở pH 6,8 – 7,2.

Cơ chế lây bệnh

Vi khuẩn lây nhiễm nhờ giọt sương, nước tưới, nước mưa, nước lụt và gió mạnh thổi vào buổi sáng làm xây xát rồi lan ra các lá khác.

Vi khuẩn thông qua lỗ khí ở trên mút lá, đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá để xâm nhập.

Khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước ướt, vi khuẩn tiến vào bên trong các lỗ khí, qua vết thương để sinh sản nhân lên về số lượng và qua các bó mạch để dẫn lan rộng.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh bạc lá lúa

☑ Lúa nhiễm bệnh sẽ biểu hiện ngay triệu trứng Kresek: có 3 triệu chứng điển hình là: bạc lá, vàng nhợt, héo xanh.

☑ Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá. Trên giống nhiễm, vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá.

☑ Ở mạ, biểu hiện bệnh thể hiện không đặc trưng như ở trên lúa, một số biểu hiện như: mút lá hoặc mép lá mạ với những vết dài ngắn khác nhau màu xanh vàng rồi nâu bạc, lá dễ bị khô.

☑ Bệnh có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cây trên ruộng từ sau đẻ – trỗ, chín sữa.

Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa

Biện pháp canh tác

☑ Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa. Cấy với mật độ hợp lý.

☑ Đối với các tỉnh phía Bắc: các giống lúa lai trong vụ phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định vùng sản xuất, nói chung không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai trong vụ mùa.

☑ Để đất nhanh mục nên bón vôi, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ nhiễm bệnh vàng lá khi lúa đang đẻ sau tiết lập thu.

☑ Ưu tiên bón kaly cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá và bón phân NPK chuyên dùng, phân có hàm lượng kaly cao, chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối.

☑ Chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối (bón lót sâu, bón thúc sớm hết lượng đạm và kali), không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá.

☑ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là sau những đợt mưa giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện, dừng ngay viêc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng;

Biện pháp hóa học

Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hóa học sau để phun trừ: Sasa 20WP, 25WP, Kaisin 50, 100WP, Kamsu 2SL, 4SL và Kasumin 2SL,…

Sasa 20 WP, 25 WP

Sasa 20 WP

Hoạt chất: Saikuzuo

Liều lượng: Pha 20g/bình 10 lít, phun 2 bình/sào.

Cách dùng: Phun tập trung vào phần lá bị bệnh. Nên phun khi lúa mới chớm bệnh, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

Kaisin 50WP, 100WP

Hoạt chất: Hoạt chất Steptomycin sulfate

Liều lượng: Pha 20g/bình 20 lít, phun 1bình/sào. Phun vào phần lá bị bệnh, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

Kamsu 2SL, 4SL; Kamsu 2L; Kasumin 2SL

Kamsu 2SL

Hoạt chất: Kasugamicin

Liều lượng: Pha 20ml/bình 10 lít, phun 2 bình/sào. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

Ditacin 8L

Là một loại kháng sinh có nguồn gốc sinh học mạnh, phổ rộng với nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là có hiệu quả cao với vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa.

Hoạt chất: Ningnamycin

Liều lượng:

☑ Phòng bệnh với những ruộng lúa khi trổ bông xanh tốt, biểu hiện thừa đạm, giống lúa nhiễm bệnh, 2gói pha với 2 bình 8-10lít/sào Bắc bộ.

☑ Trị bệnh, khi bệnh mới xuất hiện (cấp bệnh C1-2), 3gói pha với 2 bình 8-10 lít/sào; phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 5-7ngày.