Sâu bệnh hại khoai lang là vấn đề được người trồng khoai lang rất quan tâm. Bởi khoai lang là loài cây đem lại nguồn kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.
Nếu vụ khoai lang bị nhiễm sâu bệnh thì năng suất cũng như chất lượng thu được sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, trong bài viết này Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng trừ và tiêu diệt những sâu hại khoai lang, đảm bảo thu được kết quả tốt nhất nhé.
Mục Lục
Bệnh hại khoai lang
Trước hết hãy cùng tìm hiểu về những loại bệnh hại khoai lang, hãy tham khảo cách thức lây bệnh của chúng để việc phòng trừ và tiêu diệt được dễ dàng hơn nhé.
1. Bệnh héo vàng
Bệnh héo vàng hình thành bởi nấm Fusarium oxysporum.
Tại vị trí mạch dẫn trong thân tại chỗ vết bệnh trở lên có màu nâu. Mạch dẫn bị nấm Fusarium oxysporum phá hủy gây cản trở sự vận chuyển nước cùng với chất dinh dưỡng khiến cho cây sinh trưởng kém.
Bên cạnh đó thì những lá từ phía dưới dần trở lên vàng dần và héo, bệnh nặng thì khiến cây bị chết khô. Càng bị bệnh hại khoai lang sớm càng ảnh hưởng tới năng suất khi thu hoạch.
Nấm ẩn thân trong tàn dư của cây bệnh và trong đất nhiều năm. Bệnh lan truyền thông qua công cụ làm đất và nước ruộng.
Bệnh phát tán mạnh nhất khi thời tiết nóng, nhiệt độ chừng 300C, trời nắng mưa xen kẽ nhau, đất chứa nhiều cát.
Cách phòng trừ:
– Thường xuyên luân canh cây trồng khác họ trong khoảng 2 đến 3 năm.
– Sử dụng hom giống tại những cây không bị nhiễm bệnh.
– Sau thu hoạch khoai lang xong cần tiến hành thu dọn toàn bộ tàn dư cây trồng.
– Phun NUSTAR 40EC, CANTOX D35WP, CAROSAL 50SC, CANTOPM 72WP, ZINCOPPE 50WP, CAZET M10-72WP theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm của từng loại thuốc.
2. Bệnh héo rũ
Bệnh hại khoai lang – bệnh héo rũ được hình thành bởi vi khuẩn Pseudomonas solanacearum tạo nên.
Bệnh hình thành đầu tiên tại vị trí gốc dưới hình dạng vết bệnh mọng nước có màu sắc vàng nhạt, sau đó dần chuyển sang màu nâu, những mạch dẫn trong cây bệnh chuyển sang màu nâu đen.
Cây bị nhiễm bệnh nhẹ có thể sống nhưng khả năng phát triển kém, cây còi cọc, một vài lá vàng và rụng, cây bị nhiễm bệnh nặng thì héo rũ toàn thân sau đó chết.
Ở củ, vết bệnh hại khoai lang có dạng sọc màu nâu, mọng nước tại vị trí bên trên bề mặt. Toàn bộ bó mạch dẫn trong củ bị biến màu, củ bị thối một phần hay tất cả. Khi củ bị nhiễm bệnh nhẹ trong quá trình bảo quản tiếp tục bị thối nhũn kèm theo mùi chua nồng đặc biệt.
Vi khuẩn sinh trưởng trong đất và trong hom giống. Khi ở trong đất vi khuẩn có tuổi thọ từ 1 đến 3 năm. Bệnh được lây truyền qua gió, mưa và nước. Mức độ nhiễm bệnh của từng giống khoai thì khác nhau.
Cách phòng trừ:
– Sử dụng thuốc Canthomil 47WP, Cansunin 2L hay Kasuran 47WP theo hướng dẫn được in trên bao bì sản phẩm của từng loại thuốc để phun cho cây.
– Sử dụng những giống khoai có khả năng chống bệnh và hom giống không bị nhiễm bệnh.
– Những ruộng đã bị bệnh hại khoai lang cần ngâm nước trong một khoảng thời gian sau khi thu hoạch và tiến hành luân canh với cây khác họ như lúa, đậu tương, ngô.
3. Bệnh chết dây
Triệu chứng: Bệnh chết dây trên cây khoai lang được gây ra bởi nấm Fusarium sp. Ban đầu, nấm bệnh xâm nhập gây hại vào vị trí gốc dây khoai lang cách mặt đất chừng 2 đến 3 cm. Chúng khiến cho dây khoai có nhiều vết thương màu nâu đen chạy dọc theo chiều dài dây.
Những vết thương này tạo nên hiện tượng tắc nghẽn mạch dẫn làm cho việc vận chuyển nước cũng như các chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn, làm cây phát triển kém.
Ban đầu viền lá tại những lá già có màu huyết, đọt lá màu tím giống với hiện tượng thiếu lân, cắt ngang tại vị trí thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen. Sau đó những lá già bắt đầu dần chuyển sang màu vàng và héo. Bệnh nặng khiến cho dây bị chết khô.
Biểu hiện bệnh rõ nhất khi thời tiết có mưa và nắng đột ngột, nhiệt độ chừng 30 độ C. Thời gian từ khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh tới khi cây chết kéo dài hàng tháng.
Biện pháp phòng trừ:
– Thường xuyên luân canh với những cây trồng khác họ.
– Sử dụng hom giống tại ruộng không bị nhiễm bệnh hại khoai lang.
– Sau khi thu hoạch thu dọn toàn bộ tàn dư cây trồng còn lại.
– Nhổ bỏ và vứt bỏ những cây bị nhiễm bệnh nặng.
– Bón phân với liều lượng cân đối Đạm– Lân – Kali. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nguyên tố trung vi lượng cho khoai lang, để cây được khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
– Trước khi tiến hành làm đất thì bạn cần tăng cường bón vôi để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh hình thành và nâng độ pH của đất giúp cây có khả năng phát triển tốt hơn.
– Trước khi lên luống, bạn cần bón lót phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ vi sinh, việc làm này giúp ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất trồng được tơi xốp hơn và tiêu diệt các mầm bệnh gây hại nằm trong đất.
– Nên bổ sung thêm CALCIUM NITRATE theo định kì 02 lần/vụ nhằm tăng khả năng miễn dịch cho bộ rễ cũng như sức đề kháng cho dây khoai.
– Khi cây đã bị nhiễm bệnh chết dây khoai lang thì việc chữa trị nó là rất khó, vì vậy bạn cần lưu ý thường xuyên theo dõi ruộng khoai và chủ động phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại khoai lang sớm bằng những sản phẩm thuốc có chứa gốc đồng.
4. Bệnh thối tím củ
Bệnh hại khoai lang – Thối tím củ được gây ra bởi nấm Helicobasidium mompa-Basidiomycetes.
Trên đồng ruộng, bệnh gây hại chủ yếu tại vị trí rễ và củ. Rễ bị thối và phủ trên đó một lớp sợi nấm dày màu trắng, rồi dần chuyển sang màu hồng, tiếp tục chuyển sang màu nâu tím.
Củ bắt đầu thối từ vị trí đỉnh trở xuống và tại vết bệnh phủ lớp sợi nấm giống với ở rễ. Nấm tạo thành những hạch màu đen. Có thể dễ dàng tìm thấy lớp thảm nấm thô màu tím cùng với những hạch nấm trong đất nơi cây bị thối.
Khi đã bị thối, củ có mùi rượu đặc trưng, rễ và củ bị nhiễm bệnh khiến cho cả cây khoai chuyển sang màu vàng, lá bị rụng
Sợi nấm và hạch nấm còn tồn tại sang vụ sau. Trên đồng ruộng, sợi nấm là yếu tố lây lan bệnh chủ yếu thông qua nước ruộng. Sợi và hạch nấm có thể sinh sống trong đất lên tới trên 4 năm
Độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho bệnh sinh trưởng. Nhiệt độ ít bị ảnh hưởng. Nấm sinh trưởng và gây hại trên nhiều loại cây như đậu phộng, đậu nành, dâu tằm, chè, mía, khoai tây cung với nhiều loại cây ăn quả khác như lê, đào, táo, nho..v.v…
Cách phòng trừ:
– Sử dụng hom giống trên những cây không bị nhiễm bệnh hại khoai lang.
– Thu gom toàn bộ những tàn dư của cây khoai sau thu hoạch.
– Ruộng bị bệnh nặng cần tiến hành luân anh với những cây hòa thảo ít nhất 2 năm.
– Sử dụng thuốc Cantop M 72WP để phun cho cây.
Sâu hại khoai lang
Sâu hại khoai lang cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất thu hoạch. Dưới đây là những loại sâu gây hại trên cây khoai lang phổ biến cùng với cách phòng ngừa, tiêu diệt chúng, các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Sâu đục thân (dây, củ)
Biểu hiện:
– Sâu non nhỏ tuổi có màu đỏ nhạt sau đó dần chuyển sang màu kem với nhiều chấm đen trên mình. Sâu đẫy sức có chiều dài 30mm. Nhộng màu nâu đỏ nằm tại vị trí đường đục của thân.
– Bướm hoạt động vào thời điểm ban đêm, đẻ trứng rải rác tại vị trí mặt dưới lá hay trên dây khoai lang. Con cái đẻ từ 150 đến 300 trứng.
– Sâu non đục vào trong dây khoai lang tại vị trí gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm sau đó đùn phân màu nâu đen xuống khắp gốc cây. Cây phát triển kém và lâu có thể chết. Bị hại vào giai đoạn thời kỳ phát triển sẽ ức chế sự hình thành củ.
Phòng trừ:
+ Trước khi trồng cần xử lý hom giống diệt trứng và nhộng.
+ Việc vun luống cao góp phần hạn chế Sâu và Bọ Hà đục dây khoai.
+ Tiến hành luân canh cùng với các cây trồng khác.
+ Phun những loại thuốc lưu dẫn như FENTOX 25EC, CAZINON 50 ND, ANITOX 50SC, CAHERO, CAGENT 800WG. Cách phun được thực hiện theo sự chỉ dẫn của từng loại thuốc.
2. Sâu gập lá (cuốn lá)
Bướm nhỏ, chiều dài của thân là 10mm, màu nâu, có nhiều vệt đen trên cánh. Trứng nhỏ hình dạng ovan, có màu sắc vàng nhạt. Sâu non trên bụng và ngực có nhiều vệt đen trắng nổi bật, đẫy sức dài khoảng 15mm.
Bướm hoạt động vào thời điểm ban đêm, đẻ trứng đơn lẻ từng quả trên những lá non.
Sâu non nhả tơ gấp mép lá lại là thành tổ, chúng nằm trong đó và ăn chất xanh để lại lớp biểu bì lá trắng mỏng cùng với gân lá còn xanh giống với viền đăng ten. Hầu hết mỗi lá bị cuốn chỉ có 1 sâu non. Sâu sẽ hóa nhộng trong tổ.
Vòng đời: Dao động từ 22 đến 30 ngày, trong đó tuổi thọ của trứng từ 3 đến 5ngày; Sâu non từ 11 tới 13 ngày; Nhộng từ 4 cho tới 7 ngày; Bướm sống và đẻ trứng tỏng khoảng 4 đến 5 ngày.
Phun thuốc lưu dẫn như FENTOX 25EC, CAZINON 50 ND, ANITOX 50SC, CAGENT 800WG, CAHERO 585EC.
2. Sâu đục dây
Biểu hiện:
Bướm có độ lớn tương đối nhỏ, thân dài chừng 15mm, đầu và thân có màu đỏ, cánh nâu nhạt chứa nhiều đốm trắng.
Sâu non nhỏ tuổi đỏ nhạt rồi dần chuyển sang màu kem chứa nhiều chấm đen trên mình. Sâu đẫy sức có chiều dài khoảng 30mm. Nhộng có màu nâu đỏ trong đuờng đục.
Bướm hoạt động vào thời điểm ban đêm, đẻ trứng rải rác tại khắp mặt dưới lá hay trên dây khoai lang. Con cái đẻ từ 150 đến 300 trứng.
Sâu non đục vào vị trí trong dây khoai lang tại chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm và đùn phân màu nâu đen xuống xung quanh gốc cây khoai lang. Cây phát triển kém và lâu dần sẽ chết. Bị hại vào giai đoạn đầu thời kỳ phát triển sẽ ức chế sự hình thành củ.
Vòng đời: kéo dài từ 55 đến 65 ngày, Trứng từ 4 đến 6. Sâu non từ 35 cho tới 40 ngày. Vòng đời của Nhộng từ 10 đến 14ngày. Bướm có khả năng sống đẻ trứng từ 3 đến 5 ngày.
Dựa vào trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển rau Châu Á, xác định rằng gen kháng sâu đục dây khoai lang.
Cách phòng trừ:
+ Tiến hành xử lý hom giống diệt trứng cùng với nhộng trước trồng cây khoai lang
+ Vun luống cao sẽ giúp hạn chế Bọ Hà và Sâu đục dây khoai lang
+ Tiến hành luân canh với những cây trồng khác
+ Sử dụng những loại thuốc lưu dẫn như FENTOX 25EC, CAZINON 50 ND, CAGENT 800WG, CAHERO 585EC, ANITOX 50SC.
Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể loại bỏ được những loại sâu bệnh hại khoai tây và cây trồng của bạn luôn khỏe mạnh. Đảm bảo việc thu hoạch đạt được chất lượng và năng suất cao nhất, mang lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình bạn. Chúc các bạn thành công!