Mấy năm nay, thời tiết chuyển biến thất thường khiến phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm hại cây lúa. Một trong số đó là bệnh lép vàng do vi khuẩn, xuất hiện từ giai đoạn đòng cho tới trổ, phá hại trên diện rộng làm suy giảm năng suất và chất lượng lúa.

Sau thu hoạch vụ hè thu vừa rồi, nhiều bà con trồng các giống lúa thơm như OM 18, OM 5451, Đài Thơm 8… rất buồn vì năng suất thấp, bình quân chỉ được 500 – 600kg cho công 1.000m2, sau khi từ chi phí thì nhiều hộ lỗ nặng, mặt khác giá lúa đang sụt giảm càng tăng thêm gánh nặng.

Tác nhân gây bệnh lép vàng trên lúa

Bệnh lép vàng trên cây lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) gây ra, xuất hiện nhiều ở giai đoạn đòng – trổ và phát triển mạnh khi gặp thời tiết mưa ẩm hoặc lúa trổ vào những ngày có sương mù dày ban đêm.

Thuốc trị bệnh lép vàng

Đặc biệt, bệnh gây hại trên các ruộng bón thừa đạm và có ẩm độ không khí cao, mầm bệnh phát tán qua không khí, nước và đất.

Thông thường, lúa vụ Hè Thu và Thu Đông do có nhiều mưa báo nên bệnh lép vàng do vi khuẩn phát triển mạnh và rất khó kiểm soát khi khi lúa bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh lép vàng trên lúa

Bệnh lép vàng gây hại cho lúa từ giai đoạn ngậm sữa cho tới cong trái me, những bông lúa có nhánh gié đứng thẳng xuất hiện nhiều hạt lép nhưng màu sắc vỏ trấu vẫn bình thường không bị lem, trong khi các nhánh gié khác thì cong xuống khi vào gạo.

Bệnh lép vàng trên lúa

Nếu bệnh gây hại sớm sẽ làm hoa lúa không thể thụ phấn, khiến vỏ trấu chuyển vàng sậm, xám nhạt hoặc vàng rơm. Còn nếu gây hại muộn (khi hạt đã vào chắc) thì khi tách vỏ trấu thấy hạt gạo lững, teo tóp, thối đen, bị biến dạng và có vết nâu nhũn nước.

Theo nghiên cứu từ IRIR thì bệnh này gây hại nghiêm trọng làm suy giảm năng suất lúa trên 50% (Kaku, Zeigled và Alvarez-1988).

Kinh nghiệm nông dân trị bệnh lép vàng

Xử lý bệnh lép vàng trên lúa hiệu quả nhất chỉ khi phòng ngừa từ rất sớm, từ khâu chọn hạt giống tới bón phân và chăm sóc. Cùng tham khảo kinh nghiệm thành công từ một số hộ nông dân như sau:

– Chọn giống có khả năng chống chịu với bệnh.

– Bón phân cân đối, chú ý không rải thừa đạm hoặc phun phân bón quá lá với hàm lượng phân đạm cao, tăng cường bón thêm phân kali giai đòng trổ.

– Sạ thưa, sạ hàng trong khoảng 80 – 120kg/ha để tán lá thông thoáng.

– Thường xuyên thăm để theo dõi bệnh và kịp thời có biện pháp phòng trị.

Thuốc đặc trị bệnh lép vàng trên lúa

Giải phát thứ nhất:

Dùng các thuốc đặc trị vi khuẩn như Alpine 80WG, Saipan 2SL (Do Công ty CP BVTV Sài Gòn – SPC sản xuất) phun luân phiên hai giai đoạn lúc lúa trổ thoát vài bông và sau trỗ đều.

Đề xuất bà con nên phối Trizole 400SC hoặc Pylacol 700WP để ngừa bệnh lem lép hạt và đạo ôn.

Thực tế áp dụng cách phun trên đã phòng trừ được bệnh lép vàng, nhiều hộ nông dân sau khi trừ chi phí thu về lợi nhuận 2,5 – 3 triệu cho mỗi công lớn.

Giải pháp thứ hai:

Sử dụng thuốc chứa hoạt chất Bronopol như Biomycin 40.5WP của Cty Tân Thành để diệt vi khuẩn gây bệnh lép vàng nhanh chóng. Sản phẩm có chi phí đầu tư thấp lại hiệu quả kéo dài.

Giải pháp thứ ba:

Sử dụng giải pháp Pronutiva đó là kết hợp hai sản phẩm Kasumin và Tytanit giúp phòng và trị bệnh vàng lá vi khuẩn, giúp hạt lúa chắc và sáng, mang lại năng suất cao.

Liều lượng là 3 chai Tytanit 100ml + 3 chai Kasumin 425ml phun cho 1 hecta.

Thực tế áp dụng phương pháp này cho thấy nếu phun xong lần 1 thấy lúa trổ lẹt xẹt, phun lần 2 thì trổ đều, không xuất hiện vết bệnh mới, vết bệnh khô, lúa trổ nhanh, vo gạo nhanh.

Tuy nhiên, đối với những ruộng lúa nếp có áp lực bệnh cao, khi tăng liều thì hiệu quả không ổn định.