Sâu Bệnh Hại Cây Trồng

13+ Cách phòng và trị Bệnh Thối Nhũn Trên Phong Lan

Bệnh thối nhũn trên phong lan là gì?

Bệnh thối nhũn trên phong lan

Nguyên nhân gây bệnh

Do 1 loại vi khuẩn có tên là Erwinia Carotovora xâm nhập vào các vết thương hở trên cây. Dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, vi khuẩn này có thể nhanh chóng lây bệnh cho các bộ phận khác của cây.

Nguyên nhân khác còn có như côn trùng tấn công hay các yếu tố vật lý, do va chạm, gió tạo ra vết thương hở, người đi qua va chạm, giàn bị rung lắc,…

Bệnh thối nhũn trên phong lan, cách khắc phục lan kiều bị thối nhũn, phong lan rừng phúc vân | Phong lan rừng phúc vân

Điều kiện phát triển bệnh

☑ Những tàn dư gây bệnh còn sót lại ở trong đất, trong cơ thể một số loài côn trùng, trong dụng cụ canh tác và 1 số loài ký chủ phụ.

☑ Qua tiếp xúc trung gian như nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, khi đó vi khuẩn sẽ trực tiếp xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.

Bệnh thối nhũn phát sinh khi chậu hoặc giá thể trồng không thoát nước hay khi nhiệt độ thích hợp từ 27-32 độ C, độ pH thích hợp là 7 là điều kiện lý tưởng để phát sinh bệnh.

Dấu hiệu nhận biết lan bị bệnh

Dấu hiệu nhận biết thối nhũn trên lan

Triệu chứng ban đầu của bệnh là mới xuất hiện những chấm nhỏ trên lá hoặc trên chồi non trông giống như bị bỏng nước lúc này lá lan bị phồng lên màu nâu.

Dưới điều kiện ẩm ướt, đặc biệt là trời mưa, tình trạng trên sẽ nhanh chóng lan nhanh lây lan sang các lá khác. Lúc này, lá không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu vàng nâu, khi đụng vào cảm giác nhớt nhớt và có mùi hôi khó chịu.

Phương pháp phòng và trị bệnh thối nhũn trên phong lan

Cách phòng tránh thối nhũn trên cây lan

☑ Dọn vườn cho thông thoáng bằng quạt thông gió để tránh độ ẩm quá cao, vì mưa xuống hoặc tưới nước nhiều mà cây và chất trồng không thoát nước mà giữ nước hoài thì rất dể sanh bệnh cho cây.

☑ Tránh tưới cây vào lúc giữa trưa do lúc này có nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước vào thì chỉ 1 thời gian sau cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện.

☑ Ngăn chặn côn trùng bằng cách làm lưới chống côn trùng hoặc treo các bẫy ruồi vàng trong vườn.

☑ Thường xuyên quan sát cây để phát hiện và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra.

Cách điều trị thối nhũn cho phong lan

☑ Dùng các loại thuốc có thành phần Mancozeb (kẽm và mangan) như Dithane M45, Antracol, Redomil để phun phòng cho cây, cái này vừa trị được sự tấn công của nấm bệnh và vừa làm cho mầm con cứng săn chắc hơn, có thể dùng 20 ngày 1 lần.

☑ Giá thể trồng lan phải phù hợp, thoáng cho rễ cây thoát nước và trao đổi khí. Đối với loại lan đơn thân thì giá thể thích hợp nhất là gỗ và lũa.

☑ Kiểm tra chậu lan hoặc giò lan có bị rêu nhớt đen bám bề mặt giá thể trồng không, nếu có thì làm bong tróc lớp màng ra cho chậu lan, giò lan thoáng rể. Loại nhớt đen này khi gặp mưa nước nhiều sẽ làm cho cây lan thối góc và thân cây.

☑ Khi giá thể trồng lâu ngày được làm từ sơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục khi gặp mưa nhiều tích trữ nước lâu thì sẽ sinh ra nấm mốc làm cho cây lan rất dể bệnh và thối nhũn, vì vậy lúc này nên thay mới.

☑ Khi cây đã mắc bệnh, ngưng hẳn việc sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh càng thêm nặng.

☑ Ngoài bón các lọai phân NPK thì nên bổ sung các trung vi lượng cho cây tháng 1 lần để cây có thể phát triển khoẻ và cân bằng như: CanxiNitrat, MagieSulphat, Vi lượng tổng hợp Cambi308.

☑ Để giảm bớt số lượng vi khuẩn và nấm bệnh trong vườn các bác có thể dùng một số loại thuốc như: Physan 20, Benkona, Nano đồng, Nano bạc, …

Cách trị bệnh thối nhũn cho cây lan

☑ Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện bệnh là ngưng hẳn tưới nước cho cây, sau đó gỡ cây ra khỏi giá thể.

☑ Khi bị thối thân, thối góc thì cắt bỏ thần góc hoặc thân bị thối đi sao dó bôi thuốc trừ bệnh, trừ nấm chấm lên vết cắt.

Benkona

Sau khi treo ngược cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan.

Một thời gian sau cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là ta có thể ghép vào giá thể cho lan.

Thuốc trừ bệnh, chống thối nhũn trên phong lan

Poner 40TB

Là dạng viên sủi bọt khi bỏ vào nước hòa tan, chuyên đặt trị thối nhũn trên bắp cải và cũng ứng dụng được cho các lại cây bị thối nhũn khác như hoa lan, cây cảnh, rau cải v.v..

Poner 40TB

Thành phần: Streptomycin 40% w/w + phụ gia

Liều lượng: Pha 1 viên với 20lit nước kết hợp thêm Benkona 2ml/ lít nước, phun lên toàn thân cây và lá.

Cách dùng: Phun phòng bệnh chỉ 1 lần/ vụ.Có thể phun vào đất trước khi gieo trồng. Khi cây nhiễm bệnh phun 3 lần cách nhau 7 ngày. Thuốc pha xong không để quá 24 giờ. Thời gian cách ly 3 ngày.

Physan 20SL

Đặc trị vi khuẩn, cháy bìa lá, thối nhũn, thối thân, trừ nấm, giống nấm gây thán thư và rông rêu trên thân cây hoặc chậu.

Cách dùng: Pha tỉ lệ physan 20 1ml/1lit nước rồi phun cả cây và lá để trị và trừ bệnh thối nhũn. nếu bị nặng thì 2ml/1lit nước.

Marthian 90sp

Marthian 90sp

Là loại thuốc trừ bệnh thối nhũn, đặt trị vi khuẩn và trừ bệnh bạc lá,đốm sọc vi khuẩn, héo xanh lá, lét vàng lá, xì mũ, Marthian 90sp trừ bệnh triệt để nhất là bệnh đã kháng thuốc trên cây hoa màu, hoa lan, cây ăn quả.

Thành phần: Oxytetracycline hydrochloride 55%; Streptomycin Sulfate 35%

Cách dùng: Pha 1 gam/ 4 lít nước rồi phun đều lên cây.

STARNER 20 WP

Phòng trừ bệnh cháy lá và thối nhũn. Ngăn ngừa tức thời sự lây lan của vết bệnh, ức chế vi khuẩn kháng thuốc. Có tính nội hấp, tiếp xúc cao.

STARNER 20 WP

Thành phần: Oxolinic acid 200gr/kg.

Cách dùng: Pha 1 gói ( 10gr) cho bình phun 8 lít- 10lít nước. Phun thật đẫm ướt tất cả các bộ phận của cây đặc biệt phần bị virus gây hại.

Ridomil Gold 68WG

Thuốc trị nấm bệnh theo cơ chế nội hấp cực mạnh. Ridomil Gold có thể trị vàng lá, chết cây con, đốm lá, thán thư… trên nhiều loại cây trồng. Dùng để phòng và trị nhiều loại bệnh trên phong lan và cây cảnh cực tốt.

RIDOMIL GOLD 68WP

Thành phần: hoạt chất Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L

Cách dùng: pha 1 gói 100gr cho 16 lít nước nếu đang có bệnh hoặc 1/2 gói nếu phòng bệnh.

Đây là các loại thuốc trừ bệnh, chống thối nhũn rất hiệu quả dùng để ngăn ngừa trừ bệnh vào mùa mưa hoặc những lúc cây bị thối nhũn khi thời tiết thay đổi. Nên dùng luân phiên và thay đổi sẽ tốt hơn và chống kháng thuốc.

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button