Sâu Bệnh Hại Cây Trồng

11 Thuốc đặc trị Bệnh Vàng Lá Chín Sớm hại Lúa hiệu quả

Bệnh vàng lá chín sớm hại lúa tuy không nghiêm trọng như các loại sâu bệnh khác, nhưng nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng nông sản.

Gần đây, qua nhiều lần thử nghiệm nghiêm cứu các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp phòng trừ vàng lá chín sớm hữu hiệu, bệnh được khắc phục nhanh, không gây lây lan thành dịch và mức độ gây hại đã giảm xuống bình thường như những dịch hại khác.

Tác nhân gây bệnh vàng lá chín sớm trên lúa

Bệnh hại do nấm Gonatophragmium sp gây ra.

Triệu chứng bệnh vàng lá chín sớm hại lúa

Vàng lá chín sớm thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang ở thời kỳ sinh sản, bắt đầu từ khi trổ bông, trực tiếp gây hại trên lá lúa hoặc trên bất kỳ lá nào trên bụi lúa.

Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa

Ban đầu, trên lá lúa xuất hiện vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt tới cam nhạt, có bầu dục hoặc hình tròn.

Vết bệnh phát triển kéo dài dọc từ gân lá ra phía chóp lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Sau đó, vết bệnh lan dần ra cả lá, nếu nặng hơn thì vết bệnh trên lá bị cháy khô.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nông nghiệp cho biết: “Màu vàng trên lá lúa được tiết ra từ nấm bệnh, tan được trong nước, do đó có thể lây lan qua nhựa nguyên của lá lúa khiến lá lúa bị nhuộm màu vàng cam.” Tuy nhiên, diệp lục tố nơi vết vàng vẫn có thể tiếp tục quang hợp.

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, thì nếu lúa bị mắc bệnh sớm ngay ở giai đoạn đòng trổ, thì bệnh phát triển nhanh cho tới lúc sắp thu hoạch và làm cháy khô lá lúa. Việc nhiễm bệnh sớm sẽ trực tiếp làm giảm năng suất.

Còn nếu lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, khoảng từ giai đoạn trổ trở về sau, thì chỉ làm lá lúa bị vàng mà không cháy khô, trong trường hợp này bệnh không làm giảm năng suất.

Điều kiên phát sinh bệnh vàng lá chín sớm

Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa ở vụ Đông Xuân phát triển mạnh hơn so với hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Khi bị nhiễm bệnh, thì chỗ có bóng râm bệnh thường phát triển nặng hơn.

Bệnh phát triển nặng hơn trên vùng đất phèn so với vùng đất phù sa ngọt.

Bón phân đạm cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh sớm và dễ dàng phát triển nặng.

Thuốc đặc trị bệnh vàng lá chín sớm hại lúa

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm

1. Biện pháp canh tác

  • Nên sử dụng giống lúa khỏe mạnh (giống xác nhận).
  • Mật độ sạ ở mức vừa phải, nên để lúa mọc thưa, thì sẽ đâm chồi nhiều và chồi khỏe.
  • Phải bón phân đạm vừa nhu cầu của cây lúa, tránh tình trạng bón thừa thải.
  • Thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu bệnh, từ đó có biện pháp diệt trừ sớm.

2. Thuốc đặc trị vàng lá chín sớm trên lúa

Biện pháp thứ nhất:

Sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh: Manco Nhật, BioRosamil 72WP, Nofacon do Công ty cổ phần BVTV Delta phân phối.

Biện pháp thứ hai:

Dùng thuốc chứa các hoạt chất hóa học như: Macozeb + Cymoxanil, Propineb hoặc sự kết hợp giữa Propiconazole + Flusilazole giúp quản lý tốt bệnh vàng lá chín sớm.

Điển hình cho nhóm sản phẩm đó là Novo 400SC do Công ty CP Lion Agrevo phân phối rất phổ biến hiện nay. Bà con có thể sử dụng để vừa giúp quản lý vàng lá chín sớm và lem lép hạt tại giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều.

Giải pháp thứ ba:

Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì sử dụng một trong các thuốc sau: Golcol 20SC/50WP, Kacie 250EC, Supercin 20EC/40EC/80EC/50WP, Carban 50SC, Carbenzim 500FL, Bavistin 50FL, Carben 50WP/50SC… để phun xịt.

Nên phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Về cách sử dụng bà con có thể đọc hướng dẫn ngay trên bao bì sau khi mua sản phẩm.

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button