Top 4 Thuốc trị Sâu đục quả Cà pháo được nhiều người dùng nhất
Đặc điểm sâu đục quả cà pháo
Sâu đục quả là loại sâu gây hại phổ biến trên cây cà pháo. Thành trùng cái hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng chủ yếu quanh khu vực cuống (hoặc trên thân cây) của các trái còn non.
Sau khi trứng nở, sâu non đục vỏ trái chui vào trong và ăn phá phần thịt trái, chúng đặc biệt rất thích ăn phần hột và phần thịt trái ở chung quanh hột.
Sâu tấn công gây hại từ khi quả còn rất nhỏ (cỡ đầu ngón tay cái) cho tới khi lớn và gây thiệt hại nặng nhất khi sắp thu hoạch.
Cách phòng ngừa sâu đục trái cà pháo
Thăm và kiểm tra ruộng thường xuyên, khi phát hiện cành non và trái bị sâu hại thì phải ngắt bỏ ngay để tiêu diệt sâu ngăn chặn sự lây lan.
Thường xuyên vệ sinh ruộng cà để thông thoáng, loại bỏ sạch cỏ dại quanh ruộng để ngăn chặn bướm đẻ trứng.
3 thuốc trừ sâu đục quả cà pháo hiệu quả
Sâu đục quả rất khó phát hiện, vì vậy cần có biện pháp phòng trừ thật sớm, không nên đợi tới lúc chúng ăn sâu vào trái là rất khó trị.
Hiện nay, thị trường đã xuất hiện khá nhiều loại thuốc khác nhau giúp bà con xử lý dịch hại. Vấn đề đặt ra là loại thuốc nào hiệu quả, diệt trừ tận gốc được các loại sâu này.
Để giải quyết sâu đục tái ở cà pháo, Fao xin chia sẻ 3 loại thuốc được nhiều bà con tin dùng nhất bởi tính phổ biến và hiệu quả.
1. Thuốc Pesieu 500SC
Thành phần: Diafenthiuron 500 g/l
Công dụng: Là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có tác động tiếp xúc, dạng vị độc và xông hơi, phạm vi tác động rộng
Đối tượng sâu bệnh: Nhện, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp muội, sâu cuốn lá, bọ trĩ (bù lạch), sâu đục thân, nhện đỏ, bọ xít muỗi, nhện lông nhung, sâu đo, sâu tơ, sâu xanh da láng.
Cách dùng: Liều lượng 1.1 lít/ha với lượng nước 500 lít/ha. Phun khi sâu mới xuất hiện gây hại ở tuổi 1-2.
Giá bán: 100ml là 10.000đ, 100ml là 75.000đ, 240ml là 160.000đ và 500ml là 270.000đ.
2. Thuốc Vineem 1500EC
Thành phần: Chiết suất nhân hạt neem (azadirachta indica A.Juss) chứa azadirachtin.
Đặc điểm: Là thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc, không tạo ra tính kháng cho dịch hại, không lưu lại dư lượng trên nông sản và không ảnh hưởng đến môi trường.
Đối tượng sâu hại: Có hiệu quả phòng trừ được các loại sâu hại miệng nhai và chích hút như rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, bọ xít muỗi hại chè; bướm trắng, bọ nhảy, sâu xanh, rệp hại rau; bọ trĩ, sâu cuốn lá hại lúa; sâu đục quả ở cà pháo.
Cách dùng: Liều lượng: 1.0 – 1.2 lít/ha với lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi sâu mới chớm xuất hiện.
Giá bán: Chưa có
3. Thuốc Tasieu 5WG
Tasieu 5WP là loại thuốc trừ sâu sinh học có kháng sinh bán tổng hợp hiệu quả cao.
Thành phần: Chính là Emamectin benzoate 5% w/w (gồm Avermectin B1a 90 % + Avermectin B1b 10%).
Đặc tính: Thuốc cực kỳ an toàn với người và thiên địch, có phổ tác dụng rộng hơn và hiệu lực diệt trừ kéo dài hơn so với những loại thuốc khác.
Công dụng: Ngoài việc tiêu diệt trưởng thành, thuốc còn có cơ chế tác động tiếp xúc cùng khả năng tiêu diệt cả trứng và nhộng của các loại sâu hại.
Cách dùng: Liều lượng 300 g/ha với lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2 mới xuất hiện.
Giá bán: Gói 5g giá 8.000đ.
4. Match 50EC
Thành phần: Hoạt chất Lufenuron 50g/l
Quy cách: 10ml
Độ độc: Nhóm 3
Cơ chế tác động: Tác dụng vị độc, tiêu diệt sâu hại qua cơ chế ngăn chặn quá trình tổng hợp chất tạo vỏ sâu khiến sâu không lột xác được, khô và chết, do đó diệt được cả sâu đã kháng thuốc.
Cách dùng: Phối thêm một số thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ có khả năng nội hấp. Liều lượng 0.5-1 lít/ha, tỷ lệ pha 10ml/bình 8 lít phun đều 400-800 lít nước/ha.
Thời gian cách ly: 7 ngày.
Thuốc có hiệu lực cao và kéo ít, ít bị rửa trôi bởi mưa, ít bị phân hủy do ánh sáng. Không độc với chim, cá, trùn đất và thiên địch; nhưng rất độc với loài giáp xác như cua, tôm…
Kết luận: Từ trên xuống dưới, Fao khuyên bạn đọc nên ưu tiên dùng một trong các thuốc được nhắc tới đầu tiên.