2 loại Sâu đục trái Đậu Bắp và Mẹo phòng trừ hiệu quả
Đậu bắp là cây trồng hằng niên, chủ yếu trồng bằng gieo hạt, có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ gia đình sống nhờ nghề trồng bắp. Những năm gần đây, đậu bắp được dùng để chế biến nhiều món ăn, nguồn cung tăng, nếu cứ tiếp tục sâu hại sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Trong bài viết này, Fao sẽ cùng bà con tìm hiểu đặc điểm hình thái, khả năng gây hại của sâu đục trái đậu bắp và cách phòng trừ kịp thời để đảm bảo năng suất.
1. Sâu đục trái đậu bắp
Sâu đục trái đậu bắp là loài sâu hại khá phổ biến, làm thất thu năng suất rất lớn. Chúng gây hại từ lúc trái nhỏ cho tới khi thu hoạch.
Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành sâu đục trái đậu bắp là một loại bướm nhỏ, có thân dài 9-10mm, sải cánh rộng 14-15mm, trong đó trên cánh trước có một vệt màu xanh hình tam giác chạy dọc từ gốc cánh ra mép ngoài.
Trứng hình cầu, có màu xanh nhạt.
Sâu non ngắn và mập, đẩy sức dài 12-14mm, trên thân có nhiều gai ngắn, có những vệt màu nâu, vàng và đen loang lổ xen kẻ.
Nhộng được bọc bởi một kén, màu xám và có góc nhọn.
Đặc điểm gây hại:
Bướm của sâu đục trái đậu bắp thường hoạt động vào đêm. Trứng được đẻ rãi rác theo từng cụm từ 2-5 trứng trên các đọt non, nụ hoa và trái non.
Sâu non mới nở đục ngay vào nụ hoa hoặc trái non. Sâu lớn tuổi 3 trở lên đục thẳng vào trái đậu bắp ăn phần hột và thịt trái, khiến trái bị cong queo.
Sâu non có thể bò từ trái này qua trái khác, kết nhộng ở tai bao lá, trên lá khô hoặc trên trái.
Cách phòng trừ:
Có thể sử dụng các loài thiên địch để trị sâu đục trái đậu bắp như nhện ăn thịt, các loại côn trùng, ong ký sinh trứng và sâu non.
Khi phát hiện trưởng thành hoặc trứng sâu đục trái xuất hiện trên ruộng thì sử dụng ngay các loại thuốc vi sinh như Pegasus 500SC, Vineem 1500EC hoặc Biocin 16WP…
Nhiều lúc sâu còn đục và ăn cả phần đầu bắp đậu bắp, làm thối bắp đậu bắp khi gặp mưa.
2. Sâu xanh đục trái đậu bắp
Có tên khoa học là Helicoverpa armigera và thuộc họ nhà Noctuidae-Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái:
Loại sâu này cũng đục cả trái cà chua, có kích thước khá lớn, thân màu xanh lục với hai sọc nâu mờ giữa lưng và hai sọc trắng lớn chạy dọc theo hai bên hông.
Sâu có chiều dài thân từ 20-30mm, ẩn núp ở mặt dưới lá rồi ăn lủng lá thành nhiều lỗ lớn. Sâu phát triển gồm 5 tuổi, thời gian lâu 15-20 ngày, sau đó chui xuống đất để làm nhộng hoặc trong quả hay lá khô.
Bướm thường hoạt động vào đêm, sống lâu, đẻ trứng rời rạc trên lá non, bông hoặc trái non, mỗi con đẻ từ 300-500 trứng suốt vòng đời, trứng nở sau 3-4 ngày nở.
Bướm có chiều dài thân 20mm, sải cánh rộng từ 35-40mm, cánh trước có màu vàng nâu, ở bìa cánh có vệt nâu đậm và một đốm đen ở giữa cánh, cánh sau có màu trắng nhưng lại có thêm một vệt đen lớn ở bìa cánh.
Thời gian phát triển và gây hại của sâu lâu từ 2-3 tuần lễ, chu kỳ sinh trưởng từ 1.5-2 tháng.
Cách phòng trị:
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ mọc quanh bờ để làm giảm nguồn ký chủ phụ của sâu.
Sau mỗi vụ mùa, tiến hành cày bừa phơi ải vài ngày, làm đất kỹ trước khi gieo hạt để giúp tiêu diệt nhộng sâu xanh trong đất.
Tránh trồng xen canh đậu bắp với bắp (ngô), thuốc lá, cà chua vì đều là cây ký chủ của chúng.
Kiểm tra ruộng định kỳ, đặc biệt từ sau khi trồng cho tới 1 tháng tuổi lúc lá chưa giao nhau, để kịp thời phát hiện ổ trứng và ngắt bỏ sớm.
Khả năng kháng thuốc của sâu cao nên rất khó trị bằng những loại thuốc sâu thông thường. Cần tiến hành bắt sâu bằng tay kết hợp với phun thuốc.
Thuốc nên dùng là loại gốc cúc tổng hợp (Pyrethroids) vì biệt tính cao lại nhanh phân hủy trong đất như Cahero 585EC hoặc Ace 5EC.
Ngoài ra, nên dùng thuốc gốc vi sinh như MUSKARDIN, SAUTIU 1.8 và 3.6EC khá hiệu quả nhưng ít lưu tồn dư lượng trong trái như các thuốc gốc hóa học
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm phòng trừ và xử lý sâu đục trái đậu bắp Fao muốn chia sẻ với bà con. Hy vọng bài viết bổ ích, chúc bà con mùa màng bội thu!