Ngoài vẻ đẹp kiêu sa, sanh chảnh mà hoa lan ý mang đến cho khu vườn hay ngôi nhà của bạn thì nó còn chứa đựng ý nghĩa to lớn về phong thủy và sức khỏe của con người. Việc có thể tự tay trồng 1 chậu lan ý thực sự không khó như các bạn vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng cây lan ý cũng như cách chăm sóc cây lan ý nhé!

Đặc điểm cây lan lý

  • Tên gọi khác: vỹ hoa trắng, bạch môn, huệ hòa bình
  • Tên khoa học: Spathiphyllum wallisii
  • Họ thực vật: Araceae

Đặc điểm của cây lan ý

Lá, thân, tán của cây lan ý mọc thành bụi cao không vượt quá 50 cm. Lá chủ yếu mọc trên mặt đất lớn có hình dạng thuôn nhọn hai đầu, phần mép hơi nhăn nheo, cuống dài và có bẹ làm thành thân gỗ.

Màu của lá chia thành hai phần, mặt trên của lá mang màu xanh đậm, màu nhạt hơn ở mặt dưới và nổi bật những gân mảnh.

Hoa, quả, hạt: cụm hoa dạng hình mo nhỏ trên cuống chung mập, mo mang màu trắng muốt. Cụm hoa gồm  hoa thưa hình thẳng, bán cầu,  quả mọng.

Cách cách trồng cây lan ý và quy trình chăm sóc

Cách trồng cây làn ý và cách chăm sóc cây lan ý không hề khó và nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước chúng tôi hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ có được những chậu lan ý tuyệt đẹp.

Đây là một trong những loại lan có thể sinh trưởng trong môi trường ánh sáng thấp. Vì vậy bạn chỉ cần đặt cây ở gần cửa sổ, cửa sổ, ban công hay cửa ra vào là cây có thể phát triển tốt. Với vẻ đẹp kiêu sa, sang chảnh cùng những ưu điểm trên thì nó được nhiều người lựa chọn để trang trí văn phòng làm việc và nhà cửa.

1, Đất trồng cây lan ý

Lựa chọn đất trồng phù hợp với việc trồng cây lan ý thì cây sẽ sinh trưởng rất nhanh chóng. Chúng sống tốt nhất trong môi trường đất mùn, đất thịt và nên bỏ thêm một chút xơ dừa hoặc trấu vào trong đất để giúp  thoát nước, tránh cây bị úng rễ.

Cách trồng cây lan ý

Với cách trồng cây lan ý này, bạn có thể sử dụng thêm một chút phân hữu cơ bón cho cây để cây sinh trưởng mạnh và tươi tốt hơn.

2, Ánh sáng phù hợp cho việc trồng và chăm sóc cây lan ý

Tuy rằng cây sống tốt ở những nơi thiếu ánh sáng  nhưng khi đặt ở những vị trí có ánh sáng tạt nhẹ vào như vị trí ban công, cửa sổ thì cây sẽ ra nhiều hoa hơn và tươi tốt.

3, Tưới nước khi trồng cây lan ý

Trồng cây lan ý thì không cần quá nhiều nước tưới, bạn chỉ cần tưới cho cây theo tần suất 1 lần/tuần, nếu đặt cây ở vị trí có máy lạnh thì lượng nước tưới càng ít hơn, mỗi lần tưới 1 cốc nước đầy là đủ để nuôi cây.

4, Phòng ngừa sâu bệnh khi trồng cây lan ý

Cây lan ý không có nhiều sâu bệnh tấn công tuy nhiên khi ở lâu trong môi trường ẩm ướt thì sẽ thường bị rệp, ve, bọ trĩ… Khi phát hiện ra mầm bệnh bạn nên tiến hành cắt bỏ các lá bệnh ngay để tránh lây lan ra toàn cây đồng thời mang ra phơi nắng dưới tán lá của các cây to khác.

5, Nhân giống cây lan ý

Cây được nhân giống chủ yếu bằng hai cách đó là tách cây con từ cụm của cây mẹ để trồng và gieo bằng hạt. Với hai cách này thì cây đều phát triển tốt, giai đoạn nhân giống tốt nhất được nhiều người thực hiện là mùa xuân vì đây là khi cây cho hoa đẹp vào dịp cuối năm và là thời điểm cây sinh trưởng tốt nhất trong năm.

Nhân giống cây lan ý

Chú ý: cây lan ý là loài cây thích hợp trồng văn phòng, trong nhà vì vậy không nên mang cây ra nới có ánh nắng trực tiếp chiếu vào bởi như vậy thì cây sẽ bị héo rất nhanh chóng.

Đây là loài cây phong thủy mang lại nhiều ý nghĩa, nó mang đến cho bạn nhiều may mắn, hạnh phúc nên bạn hãy chăm sóc tốt cho cây để tránh sự may mắn và tiền tài bị hao hụt nhé.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng cây lan ý cũng như cách chăm sóc cây lan ý. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan ý nở hoa rực rỡ ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!