Kỹ thuật Trồng chuối cho năng suất “cao nhất”
Chuối là một loại quả vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, nó gắn bó với chúng ta từ xa xưa cho tới hiện tại. Việc trồng chuối ở nhiều làng quê hiện nay vẫn khá phổ biến, bởi trái chuối thu hoạch có thể dùng chúng với nhiều công dụng tuyệt vời.
Ngoài công dụng chính là sử dụng làm trái cây tráng miệng, chế biến bánh, làm kem hay chè… thì chuối còn có tác dụng cho việc làm đẹp, giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa cho da, điều trị mụn, giúp tóc óng mượt, tốt cho đường tiêu hóa, ngăg ngừa bệnh ung thư, bảo vệ mắt, ổn định lượng đường trong máu…
Với vô vàn những công dụng tuyệt vời như vậy các bạn đã nóng lòng để trồng chuối chưa nào. Rất nhiều người thắc mắc trồng chuối bao lâu thì thu hoạch? Mô hình trồng chuối hiệu quả như thế nào?
Đến với bài viết ngày hôm nay Fao sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình trồng chuối, kỹ thuật trồng chuối để đạt hiệu quả – năng suất cao nhé.
Chuẩn bị trước khi trồng chuối
Để thuận tiện và rút ngắn thời gian trồng chuối thì bạn nên chuẩn bị trước đó những vật dụng cần thiết như cây giống và trang bị cho mình những kiến thức về việc trồng chuối nhé.
1, Chọn cây giống trồng chuối
Như các bạn đã biết, hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều giống chuối cho năng suất cao và được nhiều người ưa chuộng.
Có thể kể tới một vài loại tiêu biểu như chuối tiêu, chuối sứ, chuối mốc, chuối Laba, …. Tùy thuộc vào tình hình nguồn giống ở địa phương, cũng như sở thích của bản thân mà các bạn lựa chọn giống cho phù hợp để trồng chuối nhé.
Bạn thực hiện lựa chọn những cây chuối con mập, khỏe mạnh, đồng thời cây chuối không bị nhiễm sâu bệnh. Độ cao trung bình của cây chuối nằm trong khoảng 0.8 đến 1m. Tiến hành cắt gọn rễ, và chỉ để lại 2 tới 3 lá trên cây.
Để đảm bảo cho cây chuối ít bị sâu bệnh sau này, các bạn nên sử dụng thuốc Benlat C hoặc Bordeaux 2% để tiêu diệt vi khuẩn cho cây trước khi trồng chuối.
2, Thời vụ và chuẩn bị đất trồng chuối
Thời kỳ phù hợp nhất để bắt tay vào việc trồng chuối là vào đầu mùa mưa. Ở thời điểm này cây chuối sẽ được cùng cấp đủ nước và cũng tiết kiệm công sức của người trồng hơn. Một đặc điểm nhỏ mà các bạn cần lưu ý là đất trồng chuối cần phải tơi xốp, thông thoáng và có đáp ứng được khả năng thoát nước tốt.
Tuy nhiên, nếu các bạn có thể đảm bảo được nguồn nước tưới thuận lợi thì có thể tiến hành trồng chuối vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên riêng với chuối Cau thì thời điểm trồng chuối phải bắt buộc là tháng 5 cho tới tháng 6 dương lịch.
Kích thước những hố trồng chuối tiêu chuẩn là 40x40x40 cm. Thực hiện việc bón lót cho cây chuối với liều lượng từ 4 đến 5kg phân chuồng hoai mục, cùng với đó là một chút vôi bột. Các bạn thực hiện việc này trước khi trồng chuối khoảng 15 đến 20 ngày để xử lý những mầm bệnh nằm trong đất.
3, Điều kiện khí hậu để trồng chuối
Cây chuối rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trong khoảng 20 đến 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng để đảm bảo cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
Với những vùng miền thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt thì không nên thực hiện việc trồng chuối. Tuy rằng cây chuối là loại ưa ẩm, nhưng nếu cây bị ngập nước trong khoảng thời gian dài ngày thì chuối sẽ suy yếu và chết dần.
Lượng mưa hàng tháng dao động từ 200 cho tới 230mm sẽ cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây chuối. Nếu như giai đoạn ít mưa, các bạn cần bổ sung thêm nước tưới cho cây. Vào mùa mưa bão, cây chuối là giống cây thân thảo nên không thể đứng vững khi những đợt mưa bão lớn ập tới.
Vì vậy mà các bạn cần có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này, bạn cần phải chống cây bằng tre lứa để giúp cây đứng vững.
Ngoài ra khi trồng chuối bạn cần tính toán để thời điểm thu hoạch chuối không trùng với mùa mưa bão, nếu trùng thì lượng chuối mà chúng ta thu hoạch được giảm sút rất nhiều.
Kỹ thuật trồng chuối và chăm sóc chuối
Trong kỹ thuật trồng chuối và cách chăm sóc chuối Fao chia nhỏ thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn yêu cầu bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.
1, Tiến hành trồng chuối
Trong kỹ thuật trồng chuối thì khoảng cách giữa những cây chuối sẽ tùy thuộc vào giống chuối mà bạn lựa chọn ban đầu. Có thể kể tới như với chuối xiêm thì khoảng cách là 3m x 3m, Chuối già khoảng cách lý tưởng nhất là 2.5m x 2.5m, chuối cau thì gần nhau hơn 2m x 2m, …
Khi trồng chuối, các bạn đặt cây chuối con có dạng củ hoặc dạng chồi vào hố thấp hơn so với mặt đất khoảng 15 đến 20 cm. Trước khi trồng chuối, cần đảm bảo không còn nước đọng trong hố. Tiếp đến, bạn phủ đất kín xung quanh gốc chuối, nên dùng những loại đất tơi xốp và có đáp ứng được khả năng thoát nước tốt.
2, Chăm sóc cho cây chuối
Với 4 bước đơn giản dưới đây, bạn hãy thực hiện cách chăm sóc chuối theo đúng quy trình đảm bảo cây chuối được khỏe mạnh và đạt năng suất cao nhé.
a, Tưới nước
Đối với những cây chuối mới trồng thực hiện tưới theo định kỳ 2 ngày 1 lần. Khi chuối bước vào thời kì trưởng thành, thực hiện việc tưới nước với tần suất 2 lần trong 1 tuần để đảm bảo cây chuối có đủ lượng nước nhé.
Vào mùa mưa, thì các bạn tưới ít hơn hay thậm chí không cần tưới nước cho cây cũng được. Cùng với đó là cần phải để ý tới hệ thống thoát nước trong vườn trồng.
Đảm bảo rằng cây chuối không bị ngập úng gốc trong nhiều ngày. Nếu như cây chuối bị ngập cần nhanh chóng có biện pháp khơi dòng, giúp thoát nước nhanh chóng.
b, Bón phân
Để cây chuối có thể sinh trưởng mạnh, cho quả to ngọt thì phân bón là không thể thiếu. Các bạn cần bón lót trước khi bắt tay vào việc trồng chuối, và bón thúc trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Trong một vụ, lượng phân bón vào mỗi gốc chuối lý tưởng bao gồm : từ 200 tới 250g K, 50 gr P và 150 đến 200 gr N.
c,Tỉa chồi
Trong suốt quãng thời gian phát triển của cây chuối thì việc tỉa chồi đóng vai trò rất quan trọng. Sau khi cây chuối được 5 tháng tuổi, thì việc tỉa chồi cần phải thực hiện đều đặn theo tần suất mỗi tháng 1 lần.
Các bạn nên chọn lựa những ngày nắng ráo để tiến hành tỉa chồi. Việc làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng dao thắt ngang sát chỗ thân chuối để tạm dừng sự phát triển của cây chuối con đó.
d, Bẻ bắp-che và chống cây
Sau khi cây chuối xuất hiện 1 đến 2 nải trung tính thì đó chính là thời kỳ cần để bẻ bắp chuối. Các bạn thực hiện việc này vào buổi trưa để tránh tình trạng cây chuối bị mất nhiều nhựa.
Trong thời gian này, các bạn có thể tiến hành phun thêm Decis va Mancozeb nồng độ 0,1% để ngăn ngừa một vài loại dịch bệnh gây hại cho cây chuối.
Với những khu vực trồng chuối có gió to và nhiều mưa thì việc chống, nân đỡ cho cây rất quan trọng. Mục đích là giúp chuối được đứng vững, nếu như cây chuối có buồng chuối quá lớn mà thân cây không có khả năng được chống thì dẫn tới tình trạng thân cây chuối bị gẫy ngang.
Sử dụng những cây tre, lứa to, lớn để chống ngang thân. Đảm bảo cho cây chuối luôn trong tình trạng đứng vững.
Sâu bệnh hại cây chuối
Cũng như những cây trồng khác, trong suốt quá trình trồng chuối thì không thể tránh khỏi tình trạng cây chuối bị nhiễm sâu bệnh hại. Các bạn cần tìm hiểu trước để có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Dưới đây là một vài loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây chuối và cách tiêu diệt những loại bệnh này, các bạn cùng tham khảo.
- Sâu đục củ: Cần phải thực hiện việc vệ sinh chuối thường xuyên, cùng với đó là loại bỏ nhưng lá thối và lá bị héo. Ngoài ra cần thực hiện rải Furadan hoặc Basudin xung quanh gốc cây chuối để chữa trị bệnh sâu đục củ.
- Sâu cuốn lá: Cần tiến hành cắt bỏ những chiếc lá bị sâu cuốn. Cùng với đó là bạn phải tìm và bắt sâu, tránh để lây lan bệnh sang những khóm chuối khác.
- Bệnh Bù lạch: Để ngăn ngừa loại bệnh này, các bạn cần phun Decis hayc Sherpa 25 EC cho cây chuối trong thời kì ra hoa và ra trái nhỏ.
- Bệnh Tuyến trùng: Khi phát hiện loại bệnh này hình thành trên cây, cần nhanh chóng loại bỏ ngay cây đó ra khỏi vườn. Cùng với đó là rải Basudin hoặc Furadan khoảng 25 tới 35kg /ha. Để hạn chế bệnh này trong quá trình sinh trưởng của cây chuối, các bạn cần xử lý kỹ cây giống trước khi tiến hành trồng.
- Bệnh đốm lá: Sử dụng thuốc Bordeaux có nồng độ 2% hay Benomyl phun đều đặn theo tần suất 2 đến 4 lần trong 1 tuần. Ngoài ra, cần phải vệ sinh sạch sẽ vườn chuối và chú ý đến hệ thống thoát nước.
Tiến hành thu hoạch và bảo quản
Chắc chắn đây là công đoạn mà mọi người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian trồng chuối phải không nào, tuy nhiên đừng quá vội và mà thu hoạch quá sớm nhé, như vậy năng suất sẽ giảm đi nhiều đó. Hãy dựa vào đặc điểm của quả thời gian trồng chuối mà tiến hành thu hoạch nhé.
Thời gian từ khi bắt đầu trồng chuối cho tới khi chuối sai trĩu quả là khoảng 6 đến 10 tháng. Tiếp theo khi chuối được thu hoạch khoảng 30 đến 45 ngày tùy thuộc vào từng loại chuối.
Trong quá trình thực hiện việc thu hoạch chuối, các bạn cần phải cẩn thận, thực hiện thật khéo léo. Tuyệt đối không được làm trầy xước quả chuối, bởi như vậy chuối sẽ nhanh hỏng, mất tính thẩm mĩ và không bảo quản được lâu.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng chuối cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc chuối rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây chuối xanh tươi cho quả to, căng mọng ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công.