Trồng Trọt & Chăm Sóc

Cách trồng Lan Cầm Cù “cực đơn giản” ai cũng có thể trồng

Lan cầm cù không chỉ là một loài hoa đẹp mà nó còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Hôm nay, Hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan cầm cù đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện thành công nhé!

Đặc điểm của lan cẩm cù

Để biết được cách trồng lan cẩm cù thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về đặc điểm của lan cầm cù nhé! Lan cẩm cù hay được mọi người  biết đến bằng nhiều tên gọi như: lan cau, lan sao, trái tim tình nhân, lan cầu lông, Lucky heart, lan anh đào… và tên khoa học của loài hoa này là Hoya carnosa, nằm trong họ Thiên lý – Asclepiadaceae.

Cẩm cù là loại cây thuộc dòng dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4 đến 7m. Thân cây mềm và trên các đốt đều có rễ mọc ra.

Lan cầm cù là gì

Lá của lan cẩm cù mọc theo cách đối xứng nhau, có hình bầu dục với đầu hơi thuôn nhọn, hình dạng lá khá phổ biến. Tuy nhiên hiện nay lá cẩm cù có nhiều hình dạng khác nhau, lá hình trái tim hiện đang rất được ưa chuộng.

Loại hoa này nở hoa theo dạng chùm, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ nhỏ xinh xắn với nhiều màu sắc như: đỏ, trắng, hồng…, điểm nổi bật nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa là nhụy hoa khác màu rực rỡ.

Hoa nở rất nhiều lần từ cùng một vòi hoa, có vài hoa tới cả trăm hoa khiến cho người chơi hoa rất thích thú về đặc tính này của cây. Hương thơm của lan cẩm cù rất dễ chịu, hoa lại lâu tàn đạt trung bình từ 7 đến 10 ngày.

Cách trồng lan cẩm cù

Bạn có thể thực hiện việc nhân giống lan cẩm cù theo 2 cách: Nhân giống từ hạt hoặc giâm cành và chiết cây.

1, Trồng lan cẩm cù bằng hạt

Khi trái đã chín già bạn tiến hành lấy hạt giống. Mất khoảng thời gian vài tháng để trái phát triển, già đi và khô lại. Khi trái chín bạn tách chúng làm đôi sau đó bạn bọc kín bằng bao nylon để bảo quản hạt được lâu hơn.

Trồng lan cầm cù bằng hạt

Sau đó bạn mang hạt đi gieo trong đất trồng, đất trồng nên có nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rễ của cây phát triển mạnh mẽ và bạn nên gieo hạt ở những nơi có bóng mát để cho cây phát triển nhanh nhất có thể.

Khi cây có lát thật bạn đem chúng ra trông riêng ở những chậy mới và cho cây ổn định. Thời gian từ lúc cây phát triển cho đến lúc cây trưởng thành có thể kéo dài tới 12 tháng.

2, Trồng lan cầm cù bằng cách nhân giống từ cành, lá

Thực hiện cách trồng lan cẩm cù bằng cách nhân giống từ cành và hạt được nhiều người áp dụng hơn so với nhân giống từ hạt bởi với cách này bạn sẽ tiết kiệm thời gian nhân giống hơn.

Có thể nhân giống lan cẩm cù bằng cách dăm lá xuống đất và trong hỗn hợp đất trồng. Bạn sử dụng thuốc kích thích ra rễ để giúp lá nhanh ra rễ hơn.

Giai đoạn lá phát triển ra rễ thì rất nhanh nhưng khi phát triển thành cây thì sẽ mất thời gian rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng việc nhân giống bằng thân dây sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây là cách nhân giống phổ biến, được nhiều người trong giới trồng lan áp dụng đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt.

Bạn tiến hành cách nhân giống bằng thân dây như sau: bạn chọn khúc thân dây cứng cáp, đã trưởng thành hoặc hơi già (thường thân vỏ đã đổi màu và thân đã bị “gỗ hóa”), cắt một đoạn khoảng 3 đến 4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối cùng.

Bạn nên sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ ở dạng bột hoặc nước, dăm trong hỗn hợp chất trồng có nhiều dinh dưỡng, không giữ nhiều nước và thoáng khí, để cây ở những nơi thoáng mát, tưới lượng nước vừa đủ cho cây. Một thời gian sau, từ các đốt lá sẽ phát triển ra các mầm nhánh và phát triển lên cây con.

Bạn có thể tìm được đất trồng lan cẩm cù rất dễ dàng, chất đất trồng cây luôn phải tươi xốp và thoáng khí và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Hoặc bạn có thể hoàn toàn tự làm đất tươi xốp cho cây bằng cách kết hợp những nguyên liệu sau: hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, tro trấu, xơ , đá perlite, mùn cưa, gỗ mục, đá bọt, đá non, phân bò khô, gạch vụn …

Tiến hành trộn hỗn hợp với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể trộn với tỷ lệ như sau: 10% phân bò khô, 10% gạch vụn, 30% xơ dừa, 50% tro trấu.

Trồng lan cầm cù bằng lá

Cách chăm sóc lan cẩm cù

Công đoạn chăm sóc cho cây trong cách trồng lan cẩm cù rất quan trọng, bởi cây có ra hoa hay phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như: ánh sáng, phân đạm, nước tưới,… Việc điều chỉnh ánh sáng rất quan trọng khi bạn trồng lan cẩm cù, bạn nên để chúng trong bóng râm với một nhiệt độ nhất định.

Bạn cần phun nước lên trên lá thường xuyên để cây được xanh tốt và để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây thì cứ cách 2 tháng bạn tưới phân NPK 1 lần cho cây.

Muốn cây có thể ra nhiều hoa hơn, bạn nên cho cây ra nhiều nhánh hơn, bằng cách rất đơn giản đó là bạn hái ngọn đi.

1, Nước tưới khi trồng lan cầm cù

Lan cẩm cù là loại cây chịu hạn rất tốt và cũng ưa độ ẩm cao, tần suất trung bình bạn tưới nước cho cây là khoảng 1 tuần 1 lần và tùy theo từng mùa mà bạn phải phân bổ lượng nước tưới sao cho hợp lý.

Bạn nên chọn những chậu cây đảm bảo thoát nước tốt nhất để tránh cho cây ngập nước và chú ý không tưới nước cho cây quá nhiều, tránh tình trạng ngập úng, nhất là vào mùa mưa cây hay bị chết do thừa nước, ngập úng.

2, Bón phân khi trồng lan cẩm cù

Cây cẩm cù là loài cây không cần quá nhiều phân bón. Vì vậy bạn chỉ cần bón đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ rất ổn định. Cây sẽ gặp tình trạng không trổ hoa nếu như ta bón phân quá nhiều. Chu kì bón phân cho cây từ 1-2 lần/ tháng là phù hợp.

3, Chế độ ánh sáng khi trồng lan cẩm cù

Trong tất cả các loài hoa lan thì lan cây cẩm cù là loài cần một lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa và ưu ánh sáng tán xạ.

Nếu cây được đặt ở những chỗ quá râm mát thì cây sẽ ít ra hoa nhưng lá vẫn phát triển xanh tốt và thân phát triển hơn. Ngược lại khi ta để cây ở những chỗ quá nắng thì cây sẽ kém phát triển, cây sẽ cho ra nhiều hoa hơn, nhưng lá thì rất rễ bị phai lá và vàng.

Vì vậy để phù hợp với sự phát triển của cây ta nên trồng cây ở dưới tán mái che lưới. Hoặc chúng ta có thể trồng cẩm cù bên cạnh ban công hoặc cửa sổ, đây là nơi thích hợp nhất cho sự phát triển và ra hoa của lan cẩm cù.

Sâu bệnh hại khi trồng lan cẩm cù và cách phòng chống

1, Sâu bệnh hại khi trồng lan cẩm cù

Lan cẩm cù là loài lan ít bị sâu hại tấn công nhất, chủ yếu những sâu bệnh phổ biến như: rệp vàng, rệp sáp, rệp phấn trắng,. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị để tiêu diệt chúng bằng cách phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn in trên vỏ thuốc.

2, Bệnh và phòng bệnh khi trồng lan cẩm cù

Việc trồng lan cẩm cù cũng khá đơn giản bởi cẩm cù cũng ít bị nhiễm bệnh và thường chỉ bị những đốm đen, nâu; tuy nhiên nếu cây bị dính bệnh cây sẽ chậm phát triển và bệnh nguy hiểm nhất cây có thể mắc phải chính là bệnh nứt gốc, bệnh này có thể dẫn tới chết cây.

Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tìm ra cách chữa trị bệnh nứt gốc và chỉ còn cách là luôn tạo môi trường vệ sinh thoáng mát, chăm sóc cây hợp lí để cây không bị nhiễm các bệnh như trên.

Vậy là chúng tôi đã cùng các bạn thực hiện cách trồng lan cẩm cù rồi đó, chúc các bạn thành công và sớm có những khóm hoa cẩm cù rực rỡ nhé!

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button