Cách trồng lan Mokara “siêu đơn giản” cho người mới chơi
Lan mokara không chỉ là một loài hoa tuyệt đẹp mà nó còn mang đến rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Và việc trồng loài lan này cũng không hề khó chút nào. Hôm nay hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan mokara đơn giản cho tất cả mọi người nhé!
Lan mokara có đặc điểm gì?
Lan mokara là một trong những loại phong lan được tạo ra bởi lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Ascoentrum, Arachnis (lan bò cạp) và Vanda. Có thể thấy giống lan này hội tụ đủ được hết những đặc tính tốt từ bố mẹ chúng, đó là có vẻ đẹp từ Vanda và có sức sống mạnh mẽ của Ascoentrum.
Lan mokara nằm trong nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân hình trụ dài mọc cao lên mãi về phía đỉnh. Thân của cây có chiều cao trung bình khoảng 60cm. Thân mọc dài và mang cả lá và rễ. Ở hai bên thân, lá màu xanh non dài hình lòng máng hoặc hình trụ mọc theo hướng cách nhau.
Nếu bạn biết cách chăm sóc tốt và trồng lan lanmoka đúng cách thì bạn có thể chiêm ngưỡng những bông hoa này quanh năm. Nhiều nhà vườn trồng và chăm sóc tốt, trong một năm mỗi cây lan có thể có ra 6-8 phát hoa.
Chúng tôi tin rằng nếu bạn thực hiện theo đúng những bước của cách trồng lan mokara chúng tôi hướng dẫn dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể thu được những cây lan mokara quanh năm với vẻ đẹp rực rỡ.
Lan mokara sinh trưởng tốt trong môi trường nào?
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho Lan mokara phát triển có phổ nhiệt độ khá rộng từ 25 độ đến 32 độ C. Nhiệt độ là một yếu tố quyết định cho sự ra hoa của cây. Nếu không nằm trong ngưỡng nhiệt thích hợp cây sẽ ra hoa kém chất lượng hoặc có thể không ra hoa được.
- Ánh sáng: Đây là loài lan thuộc nhóm phong lan chịu được ánh nắng khá tốt. Với cường độ nắng khoảng 70% thì nơi đây sẽ cho ra những vùng lan nở đẹp nhất.
- Độ ẩm: Do lan Mokara có rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi độ ẩm của vườn rất cao. Vì vậy độ ẩm thích hợp với Lan mokara vào khoảng 70 đến 75%.
Chế độ tưới nước khi trồng lan mokara
Do lan mokara là cây đơn thân, không có giả hành nên khả năng cây bị mất nước rất lớn, từ đó làm cây phát triển kém. Hơn nữa cây thuộc nhóm phong lan ưa ánh sáng và độ ẩm cao nên cung cấp nước cho cây rất quan trọng.
Cần có chế độ tưới nước nhiều và thường xuyên để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, lúc sáng sớm và chiều mát là thời điểm thích hợp tưới nước cho cây, vào buổi trưa khi trời đang nắng nóng thì tuyệt đối không tưới nước cho cây hoặc khi quá muộn tưới nước sẽ làm cây dễ bị bệnh. Khi thiếu nước cây sẽ héo khô dần và thân lá có hiện tượng teo lại.
Ngược lại, rễ sẽ bị ngập ũng và thối nếu bạn tưới quá nhiều nước cho cây. Chăm tưới nước và tưới với lượng vừa đủ với cây thì bạn sẽ nhanh chóng hoàn thiện được việc trồng lan mokara.
Trong giai đoạn tưới cây, yêu cầu nước tưới phải đủ những yếu tố sau: không phèn, mặn, không cứng (chứa các ion Ca2+, Mg2+,…), độ pH tối ưu từ 5,5 đến 6,8pH.
Nếu nước có độ pH thấp hơn thì lan sẽ mọc yếu (lá không bóng, đầu rễ kém phát triển, rễ bị chai cứng, thường bị nhiều loại nấm bệnh…).
Nguyên tắc khi tưới nước cho phong lan là: tưới tạo xung quanh môi trường trồng để tạo độ ẩm sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể.
Đối với những cây phong lan con, trong những ngày nắng nóng việc phun sương giúp làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm không khí, nên tăng tần suất tưới lên 3 đến 4 lần/ngày và để tránh cây dễ bị thối và bệnh bạn phải giảm thiểu lượng nước cho cây.
Kĩ thuật trồng lan mokara
1, Giá thể trồng lan mokara
Có thành công trong việc cách trồng lan mokara hay không phụ thuộc một phần lớn vào giá thể. Giá thể phù hợp với Lan mokara có khá nhiều nhưng khi lan mokara có dáng cây thẳng thì phù hợp nhất vẫn là trồng trong chậu.
Chọn những chiếc chậu có kích thước nhỏ cỡ khoảng 30x40cm và có nhiều lỗ thoát ở bên cạnh. Chú ý phải làm thêm một trụ bằng nhựa hoặc tre cao khoảng 100cm để có thể làm trụ đỡ cho lan bám. Giá thể chính mà các nhà vườn hiện nay đang áp dụng gồm có trấu, than củi và vỏ đậu phộng.
2, Cách trồng lan mokara
Trước tiên bạn xếp vào đáy chậu phần than củi rồi rắc đều vỏ đậu phộng lên trên. Sử dụng cọc tre để cắm vào giữa và cố định chắc chắn giữa chậu lan. Xếp lan vào trong chậu và buộc cố định trụ mới dựng bằng dây nhựa. Không nên chọn rế quá sâu, chọn rế nông sẽ tốt cho cây hơn.
Sau khi trồng lan mokara vào chậu bạn phải tưới nước để giữ ẩm cho cây luôn và treo ở nơi thoáng mát không tiếp xúc với ánh sáng chiếu quá mạnh. Mỗi ngày, tần suất bạn tưới nước cho chậu lan Mokara là 2 lần và để giúp cây ra hoa bạn cố gắng giữ nhiệt độ từ 25 đến 30°C.
3, Bón phân khi trồng lan mokara
Lan mokara là một trong những loại có yêu cầu cao về dinh dưỡng nên cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Việc bón phân cho lan mokara là điều rất cần thiết, bởi nó giúp cây sinh trưởng rất mạnh và cho phát hoa dài hơn.
Sử dụng các dạng phân phân NPK hoặc phân chuồng phối trộn và hòa chung với nước để thu được một hỗn hợp nước có nồng độ loãng thích hợp tưới cho cây. Lưu ý rằng, hạn chế phun phân vào đọt cây.
4, Phòng trừ sâu bệnh khi trồng lan mokara
Loài hoa Lan mokara này rất khỏe mạnh và ít khi bị bệnh dịch tấn công. Những bệnh phổ thường gặp biến nhất trên lan mokara này thường là rệp và một số lớp bồ hóng tạo thành lớp đen bám trên lá, nó có sọc dài dời dạc.
Để đối phó với những căn bệnh này cũng khá đơn giản. Với những lớp bồ hóng bạn sử dụng khăn ướt mềm và lau nhẹ cho cây.
Đối với rệp bạn có thể sử dụng thuốc secsaigon phun đều lên cây để tiêu diệt chúng. Bạn nên sử dụng thêm thuốc khác sinh như Kasumin, Vadydamicin vào những thời điểm mùa bằng cách phun đều lên cây.
Bạn nên thường xuyên chăm sóc quan sát lan, loại bỏ đi những lá già, lá vàng và héo úa để cây phát triển tốt và khỏe mạnh. Chúc bạn thành công trong việc trồng lan mokara nhé!