Lan trầm tím là một loài hoa đẹp tuyệt vời, đây không chỉ là một loài hoa cảnh, giúp làm đẹp thêm khu vườn của bạn mà nó còn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc. Và cách trồng lan trầm tím và có được một chậu lan cho hoa đẹp cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ.

Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan trầm tím cũng như cách làm sao để chậu lan của bạn ra hoa đúng dịp tết nhé!

1, Thời điểm ghép lan trầm tím

Để bắt đầu cho công cuộc trồng lan trầm tím thì đầu tiên phải xác định được thời điểm ghép cây. Muốn ghép được lan trầm tím mà vẫn giữ được sức khỏe của nó thì thời điểm ghép tốt nhất, ít hại cho cây nhất chính là thời điểm em nó đang ngủ. Tức là từ khi cây trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên.

Thời điểm ghép lan trầm tím

Thời điểm thích hợp nhất để ghép cây thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau. Tuy nhiên khi bộ rễ của mầm đã và đang trong giai đoạn hoàn thiện, bạn ghép vẫn được nhưng cây chắc chắn sẽ bị chột (đứng khựng lại).

2, Giá thể trồng lan trầm tím

Đối với lan trầm tím, bạn có thể chọn các giá thể để trồng sau:

  • Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời bởi Trầm Mini trên Lũa, với cách này tuy lan phát triển tốt nhưng rất chậm chạp và khó lòng mập và dài được (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Bù lại thì bộ rễ rất khỏe và rậm rạp.
  • Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Đối với cách này thì cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy.
  • Chậu: Sự phát triển của Tràm sẽ khá nếu sử dụng chất trồng là than, nhưng nếu dùng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn khi trồng trên lũa, mập mạp và khá dài.

Giá thể trồng lan trầm tím

Trong cách trồng lan trầm tím vào chậu thì khâu chọn chậu rất quan trọng, nó là một phần để bạn thành công trong kỹ thuật trồng lan trầm tím này. Bạn nên chọn chậu kích có thước vừa phải, đừng quá to để trồng cây vì rễ nó thích được bó. Lớn dần sẽ có nhiều rễ phi ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.

Chăm sóc cây với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau, sau 7 tháng giả hành trên gỗ dài 40cm, to cỡ ngón tay đeo nhẫn; thế nhưng giả hành trên chậu dài những 70cm, nặng gần nửa ký và to hơn ngón tay cái. Khiến cho giá cả chênh nhau gấp 2 lần.

Và cuối cùng, để dễ chăm bón cho cây và cây phát triển ổn định nhất chúng tôi thấy rằng nên ghép cây lên khúc dớn khoanh hoặc dớn. Như vậy bạn sẽ thành công trong cách trồng lan trầm tím này, không những vậy với cách này giúp chúng ta dễ dàng đóng hàng đi xa.

3, Cách trồng lan trầm tím

Bước 1: Chia giống

Một giò lan gồm có nhiều giả hành, vì vậy nếu để cả giò và ghép vào giá thể luôn thì chỉ có 1 đến 2 mầm non được mọc lên, như vậy rất phí giống.

Trước hết bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra, phải chú ý quan sát để tránh cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Đối với giả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để chúng dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo được nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn riêng đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.

Phải chọn dụng cụ tách thật nên thật sắc, mỏng như: dao dọc giấy, dao mổ.

Tiếp đến bạn bắt đầu tỉa rễ già đi lưu ý rằng lúc này giả hành đã được tách riêng ra rồi, tỉa rễ sao cho để lại tầm 2cm rễ để bắn ghim còn lại cắt cụt và bỏ hết. Bạn phải lưu ý rằng tách xong mới cắt rễ.

Bước 2: Ngâm

Một chậu Physan 20 có nồng độ 1ml/1 lít được pha với nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5 đến 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo trong vài tiếng.

Tiếp tục ngâm B1+Atonik (sử dụng nồng độ như trên bao bì trong 30 phút), Atonik chỉ nên dùng vài lần, không nên lạm dụng quá nhiều.

Bước 3: Ghép, treo.

Phần rễ phải được bắn ghim hoặc găm vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn. Bạn nên tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung một bảng, giả hành già một bảng.

Nói chung là cùng tuổi được ghép cùng một bảng. Phải lưu ý rằng mắt ngủ phải hướng ra ngoài và hạn chế tuyệt đối dùng sắt thép để cây được bảo vệ.

Cách trồng lan trầm tím

Lưu ý, bạn phải chọn giả hành dài ghép chung với dài vào một giỏ, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở hoa được đều hơn. Đối với dớn bạn cần phải xử lý chuẩn như trong bài GIÁ THỂ DỚN GHÉP LAN nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách trồng trầm tím vào chậu với vỏ thông hoặc dớn giống như ở nước ngoài, có tính thẩm mỹ rất cao!

Với cách trồng lan trầm tím vào chậu thì việc bón phân sẽ dễ dàng hơn nhiều, khi lan phát triển, cao lên bạn có thể dùng dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt một sợi móc lại làm nghiêng cái chậu đi là hoàn thành.

Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần có 2 đến 3 cọng dây thép ngắn khoảng 8cm được uốn thành chữ U và gắn cố định vào rễ lan, giả hành lên cục dớn là xong.

Bạn nên treo lên giàn luôn ngay sau khi ghép lan xong. Sau đó cho ăn ánh nắng từ  60 đến 70% luôn (Nghĩa là một lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì khoảng cách cách lưới 1,5m là phù hợp nhất, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là lan càng xa lưới thì càng tốt.

4, Bón phân khi trồng lan trầm tím

  • Khi lan trong khoảng từ 7 đến 10 ngày thì phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE một lần.
  • Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng sau sẽ phun trung lượng và vi lượng một lần.
  • Khi cây được khoảng tám tháng tuổi thì phun 6-30-30 TE 3 đến 4 lần, với tần suất 10 ngày một lần.
  • Nước tưới sẽ được cắt hoàn toàn khi cây tới tháng tuổi thứ 9, cứ để cho cây rụng trụi hết lá và để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày tưới từ 1 đến 3 lần tùy vào giá thể và chờ hoa

Bón phân khi trồng lan trầm tím

Nụ hoa sẽ xuất hiện sau khoảng 10 đến 20 ngày, nếu nụ hoa to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, đối với nụ hoa nhỏ thì phải tăng ánh sáng và nước tưới (đó là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).

Bạn có thể sử dụng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. Cách xử lý và cách dùng đã được trình bày trong bài 6 – PHÂN CHO LAN. Mời bạn đọc lại, vì khi bón phân sai cách, hậu quả mang đến rất lớn. Bên cạnh đó ủ phân sai cách, hậu quả còn lớn hơn gấp bội như vậy thì tỉ lệ thành công của việc trồng lan trầm tím là rất thấp.

5, Căn hoa nở tết

Thông thường Lan Trầm nở muộn tết 1-2 đến 3 tháng tùy từng vùng miền, nhiệt độ và độ ẩm… Đối với những vùng mà mùa đông lạnh, đầu xuân vẫn lạnh thì phải cuối mùa xuân hoặc giữa mùa xuân lan mới đua nở.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc lan nở muộn Tết không phải do nhiệt độ lạnh quá, mà nguyên nhân là do năm ngoái em nó được đẻ muộn thôi. Nếu một giả hành đẻ tháng 2 thì tháng 2 sang năm nở hoa là đúng rồi. Nếu bạn muốn có hoa tết sang năm thì bạn phải chuẩn bị trước đó gần 2 năm.

Nếu mùa đông quá lạnh và tối, lan không thể nảy mầm được, thì bạn có thể ủ ấm nó bằng cách thắp đèn vào giữa tháng 11 âm lịch, tưới nước ấm từ 25 đến 28 độ C, nên tưới vào thời điểm nhiệt độ cao nhất, có thể là giữa trưa. Làm sao cho đầu tháng 1 âm lịch mầm bật dậy là khả năng cao sang năm bạn có hoa chơi tết.

6, Phòng từ sâu bệnh khi trồng lan trầm tím

Để phòng bệnh nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… thì cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu một lần

Cứ 15 đến 30 ngày một lần pha chung hai loại thuốc: thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng một lần. Nếu trời mưa nhiều thì sử dụng với tần suất 7 ngày một lần.

  • Thuốc nấm gồm: Aliette, Antracol, RidomilGold, TopsinM…
  • Thuốc vi khuẩn gồm: Starner, Poner, Starner, Kasumin, Physan…

Đây là một bước quan trọng trong việc trồng lan trầm tím, vì vậy hãy thường xuyên phun thuốc, chăm sóc cho cây giúp cây phát triển tốt.

7, Sai lầm thường gặp khi trồng lan Trầm tím

  • Sai lầm phổ biến đó là dùng chậu quá lớn, trong khi cây lan ưa chậu chật hẹp cho rễ bó lại với nhau (root bound) thì nhiều người không chú ý tới việc chọn chậu, chọn chậu quá rộng so với cây sẽ khiến cây yếu, kém phát triển.
  • Trong khi tưới phải đợi cho cây khô rễ rồi mới tưới, tức là phải tưới thưa ra. Mùa hè không tưới nhiều nước và bón phân đầy đủ nên cây con không mọc mạ
  • Nếu vẫn tưới nước và bón phân như thường trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa sẽ làm cho thối rễ và cây bị mất sứ Xin xem chi tiết trong bài “Thời Kỳ Nghỉ Ngơi”.
  • Việc cắt bỏ những thân cây già là lỗi lầm quan trọng nhấ Nên nhớ rằng thân cây tuy già nhăn nheo nhưng chính là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ và vẫn có thể ra hoa vào mùa tới.
  • Một nguyên nhân khác là ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc cong quẹo hay thẳng lên hay rũ xuống nay bị chúng ta cột thẳng lên làm cho nhựa cây khó dồn lên ngọn làm cho thân cây ngắn lại, vì vậy nên hãy để lan mọc theo ý muố

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng lan trầm tím đơn giản này rồi. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết này mang lại, bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu lan trầm tím ra hoa thật đẹp nhé. Chúc bạn thành công!