Trồng nấm đông cô trên mạt cưa tuy ít người áp dụng hơn trồng trên thân gỗ, tuy nhiên cũng là phương pháp trồng nấm rất phổ biến. Mời bà con tham khảo hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm đông cô đạt năng suất cao dưới đây nhé.

Trồng nấm đông cô

Cách trồng nấm đông cô trên mạt cưa

1, Nguyên liệu và chế biến

Khi trồng nấm đông cô, công thức áp dụng thành công nhất là theo tỷ lệ 80% mạt cưa, 10% cám lúa mì và 10% hạt kê (hoặc cao lương).

Ở các tỉnh thiền Đông Nam bộ người ta dùng chủ yếu là mạt cưa cao su, một số nơi còn dùng cả mạt cưa gỗ tạp. Dù loại nào thì cũng cần thêm một tỷ lệ chất dinh dưỡng nhất định để giúp nấm mọc tốt.

  • Đối với mạt cưa cao su cần bổ sung thêm một số thành phần sau: Cám gạo (2 – 3%), D.A.P (diamon phosphat 2‰) và MgSO4 (3‰); có thể thay D.A.P bằng urê (3‰) nhưng cần thêm KH2PO4 2‰.
  • Đối với mạt cưa tạp (không có chất chất thơm, chất dầu) có thể bổ sung thêm một số chất sau: Cám gạo (5 – 6%), Cám bắp xay 2 lần (2%), 2PO4 (3‰) và MgSO4 (2 – 3‰).

Cám bắp ngâm ngập nước trước 2 – 3 giờ, sau đó trộn vào cơ chất (kèm với cám gạo và hoá chất). Hoá chất cần pha trước trong nước, vừa rắc vừa trộn cho đều hoặc trộn đều trong một lượng nhỏ mạt cưa, trước khi cho vào đống lớn.

Riêng mạt cưa của cả hai loại, trước tiên làm ẩm trong nước hoặc nước vôi 0,5%. Độ ẩm cần đạt là 40 – 55%.

Sau đó ủ đống 2 – 3 ngày đối với mạt cưa cao su và 3 – 5 ngày hoặc hơn đối với mạt cưa tạp. Nguyên liệu sau đó mới thêm chất bổ sung và trộn đều trước khi cho vào túi. Túi dùng đựng cơ chất có thể dùng vật liệu PE (polyetylen) hoặc PP (polypropylen), kích thước tùy lượng cơ chất bên trong, phổ biến là dạng 1 – 1,5kg.

  • Với dạng 1kg: túi có kích thước 18 – 19cm x 28 – 30cm.
  • Với dạng 1,5kg; túi có kích thước 19 – 20cmx 35 – 37cm.

Các trồng nấm đông cô

Mạt cưa cho vào túi cần nén chặt, làm cổ và nhét bông như sau:

Mạt cưa sau khi ủ được cho vào túi nylon (PE – Polyethylene) chịu nhiệt. Cho mạt cưa 1/3 túi, nén chặt rồi mới thêm lớp tiếp theo.

Dùng thanh gỗ vỗ đều xung quanh thành bịch để giúp thắng và đẹp.

Bịch nén xong, tiến hành làm cổ chai bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa, đường kính cổ chai 2.5cm, cao 3 – 4cm, tiếp tục dùng que tre (bằng ngón tay) tạo lỗ ở giữa túi tạo điều kiện thuận lợi lúc cấy meo vào.

Miệng bịch được nhét lại bằng bông không thấm. Nút nhẹ, vừa phải, không quá chật khó thao tác, nhưng cũng không quá lỏng, dễ tuột ra.

Cuối cùng, dùng giấy dầu hoặc giấy báo bọc miệng bịch lại. Giấy thường sẽ khô nhanh và trơn láng, nấm mốc và mầm bệnh ít bám vào lây nhiễm so với bông.

Mạt cưa đã đóng vào bịch nên khử trùng ngay, không nên để quá 12 tiếng và trong suốt thời gian này dừng vội đậy nút bông.

Vì các nhóm vi sinh vật hiện diện trong bịch mạt cưa sẽ tiếp tục hoạt động và thải ra nhiều khí độc như dioxyt lưu huỳnh (SO2) hay ammoniac (NH3) các khí này không thể thoát ra ngoài, bị giữ lại trong túi mạt cưa và trở nên độc cho nấm.

Cách khử trùng phổ biến hiện nay là sử dụng nhiệt ẩm hơi nước nóng với áp suất hoặc không áp suất. Khử trùng với áp suất thì dùng thiết bị khử trùng là nồi cao áp (autoclave) nhưng cách này ít áp dụng do phí đầu tư cao.

Hấp khử trùng không áp suất: Cách hấp này không cần đến các thiết bị đắt tiền, lại có thể khử trùng số lượng lớn bịch cùng lúc. Quan trọng nhất là đẩm bảo chất dinh dưỡng trong nguyên liệu không bị phá hủy bởi nhiệt độ. Tuy nhiên, khả năng diệt trùng chỉ đạt tương đối.

Có thể bố trí vách ngoài là tường gạch, trong là tôn, với lớp cách nhiệt ở giữa là amiante hoặc bao bố hoặc cát làm lớp cách nhiệt. Phương pháp này chủ yếu là tận dụng hơi nước nóng sẽ đi ngang qua bịch và tiếp xúc với thành bịch.

Quá trình trao đổi nhiệt với nước ngấm trong mạt cưa, sẽ gia nhiệt dần nguyên liệu đến nhiệt độ cao đủ khả năng tiết diệt các mầm sống có trong túi mạt cưa. Vì vậy nếu mạt cưa khô hay chất bổ sung (cám, bắp) thô chưa kịp hút ẩm sẽ không khử trùng tốt.

Thời gian khử trùng được tính từ khi đạt đến nhiệt độ cần thiết. Bịch hấp xong, mang đến nơi sạch sẽ xong 24 – 48 tiếng, nguội rồi mới cấy giống. Tủ phải lau chùi sạch sẽ báng vải ướt hoặc cồn.

Kỹ thuật trồng nấm đông cô

2, Cấy giống và nuôi ủ

Dụng cụ cấy giống: Đèn cồn, cồn 70 độ, cồn 90 độ, que cấy. Sau đó đem khử trùng. Nếu dùng nồi cao áp (nhiệt độ cao) bắt buộc phải dùng túi PP, còn nếu chỉ dùng hơi nước nóng ở 85 – 95oC (không áp suất) thì có thể dùng túi PE, chịu nhiệt thấp hơn.

Bịch mạt cưa cần để nguội 24 tiếng, rồi mới cấy giống. Giống cấy có thể ở dạng hạt (lúa) hoặc cọng (khoai mì, cao su…):

  • Meo giống lúa: Lỗ soi ở giữa nên rộng. Lúa cấy được cào cho rời nhau (khoảng 5 -10 hạt) và trút vào. Hoặc dùng kẹp với mỏ có bề ngang rộng, kẹp từng nhóm đặt vào trong, ở đáy và ở gần miệng.
  • Meo giống cọng: cọng được cấy vào giữa bịch (cũng cần soi lỗ trước sao cho phần đuôi cọng giống còn ngoi ra ngoài mạt cưa, để dễ hô hấp.

Bịch được ủ trên sàn kệ thành một lớp, không chồng chất lên nhau, dễ sinh nhiệt và tích ẩm, ảnh hưởng đến tơ mọc bên trong hoặc nhiễm mốc. Điều kiện cho giai đoạn nuôi ủ tơ là phòng ủ phải thông thoáng, nhiệt độ trung bình từ 25 – 30oC.

Ánh sáng khuếch tán vừa phải. Chu kỳ sáng và tối tốt nhất là 4 giờ / 20 giờ, nghĩa là mỗi ngày cho bịch meo tiếp xúc với ánh sáng 4 giờ, sau đó che tối.

Thời gian ủ như vậy kéo dài từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, nhanh hay chậm tùy khối lượng mạt cưa, độ nén và nhiệt độ phòng.

Trong trường hợp tơ nấm ăn lan chậm (trên 20 ngày) sẽ hình thành lớp sắc tố màu nâu trà và nhiều khối gỗ ở mặt ngoài thành bịch, đôi khi ứa dịch nước chảy đọng dưới đáy bịch. Những trường hợp như vậy trái lại cho năng suất cao hơn.

3, Chăm sóc và thu hái nấm đông cô

Sau khi tơ ăn lan đầy bịch là chuẩn bị đến giai đoạn tưới đón nấm. Bịch chuyển vào nhà trồng được tháo lớp nylon bao ngoài ra hoặc tháo nút cổ và lận miệng bao xuống (mở miệng) để đón nấm. Bịch có thể treo (kiểu mắc võng) hoặc xếp trên dàn kệ nhưng không nên quá cao, khó giữ ẩm.

Ngoài ra nhà trồng luôn luôn duy trì ẩm độ không khí từ 95 – 98% bằng cách phun sương. Nhiệt độ lúc này giữ khoảng 15 – 20oC. Và ánh sáng khuếch tán tối thiểu là 2 giờ mỗi ngày.

Sau 7 – 10 ngày đưa vào nhà tưới nụ nấm bắt đầu xuất hiện và lớn dần ở 5 – 7 ngày tiếp theo. Tùy điều kiện ăn tươi hay phơi khô mà chọn giai đoạn thích hợp để thu hái nấm (tương tự trường hợp nuôi trồng trên gỗ).