Trồng Trọt & Chăm Sóc

Cây Trầu bà Thái, Đặc điểm phong thủy và Cách trồng chăm sóc

Với vẻ đẹp sang trọng, xanh tươi lại có công dụng tốt cho sức khỏe của con người, chính vì vậy mà ai ai cũng muốn sở hữu một cây trầu bà thái cho riêng mình.

Trong bài viết này, Fao sẽ giới thiệu cho bạn những công dụng, ý nghĩa của trầu bà thái cũng như là những cách chăm sóc đảm bảo cây trồng luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất nhé.

Đặc điểm cây trầu bà Thái

Cây trầu bà Thái hay còn được gọi với cái tên là trầu bà xanh, trầu bà vàng, trầu bà chậu treo. Tên khoa học của chúng là Epipremnum aureum, là loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).

Cây trầu bà Thái là giống cây trầu bà có xuất xứ từ đất nước Thái Lan, lá cây xanh mướt và mọc đều nhau rất đẹp.

Trầu bà thái

Trầu Bà Thái Xanh khi trồng chúng trong chậu sẽ xum xuê hơn so với trầu bà xanh truyền thống. Việc chăm sóc cho cây tương đối đơn giản và chúng sinh trưởng khá nhanh. Để có thể nhân giống trầu bà thái bạn áp dụng phương pháp giâm cành.

Người ta thường treo trầu Bà Thái trên ban công, bờ tường, lối ra vào, cửa sổ,… để góp phần tô điểm cho không gian làm việc, sinh sống thêm phần xanh tươi và quyến rũ.

Cây Trầu bà thái

Trầu bà thái là cây có khả năng sống được trong nhà, môi trường bóng râm, hay tại những vị trí có ánh sáng yếu. Cũng giống với những loại trầu bà khác tại Việt Nam thì thân cây của trầu bà thái có dạng bò hay rũ thòng xuống nếu bạn treo chúng lên cao.

Hấu hết trầu bà thái được dùng làm chậu treo và phần ít là trồng để trên bàn làm việc, vì bộ phận thân cây không bò dài giống với những loại trầu bà thân bò khác.

Thông thường lá trầu bà thái có hai màu sắc chính đó là màu xanh đậm và màu vàng chanh, tuy rằng hai màu khác nhau nhưng lá của chúng đều có chung hình dạng và kích ỡ. Lá cây trầu bà thái dạng tim nhọn tại vị trí đầu ngọn, cuốn lá dài, lá đơn mọc cách.

Trầu bà thái có thân dạng bò nhưng chiều dài ngắn hơn so với những loại trầu bà ta, trên thân hình thành nhiều rễ phụ, thân tròn mềm.

Có nên để cây trầu bà thái trong nhà

Trầu bà Thái nói riêng và trầu bà nói chung là loại cây cảnh phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng trong thành phần của trầu bà có chứa chất độc, nếu vô tình ăn phải lá cây thì sẽ bị những bệnh không mong muốn.

Bởi trong thân cây có chứa chất calcium oxalate làm cho người ăn phải bị tiêu chảy, buồn nôn hay thậm chí là bỏng rát niêm mạc miệng.

Đặc điểm Cây Trầu bà thái

Vì vậy, nếu yêu thích trầu bà thái thì vẫn hoàn toàn có thể trồng chúng trong nhà nhưng cần chú ý tới vấn đề trên nhé. Đặc biệt lưu ý nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, hãy đặt cây tại những vị trí mà trẻ không với tới hay dặn dò trẻ nhỏ không được ăn và nên tránh xa cây trầu bà thái.

Khi nhắc tới ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà thái, những nơi để loại cây này không chỉ đen tới cho họ phong thủy tốt mà cũng tránh được vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Bởi vậy, trồng trầu bà thái giúp lọc sạch không khí rất tốt, có khả năng bức xạ cùng với loại bỏ từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính.

Cây trầu bà thái hợp với tuổi gì

Dựa vào ý nghĩa phong thủy thì cây Trầu Bà thái phù hợp với tất cả các tuổi và các mệnh. Nhưng trên thực tế thì cây Trầu Bà thái thích hợp nhất với những người tuổi Ngọ, mệnh Mộc. Với người tuổi Ngọ tùy thuộc vào năm tuổi mà lựa chọn hướng đặt, vị trí đặt sao cho phù hợp nhất.

Cây trầu bà thái hợp tuổi gì

Theo phân tích của các chuyên gia thì người mệnh Mộc thường có tính cách phóng khoáng, thường xuyên giúp đỡ người khác. Họ là những người thông minh, biết cách đối nhân xử thế nên được rất nhiều người yêu quý và kính trọng.

Người tuổi Ngọ thường có vận thế tốt, trong công việc kinh doanh họ rất dễ thành công. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan và hết sức cẩn thận để tránh trường hợp thua lỗ, tránh sứt mẻ trong những mối quan hệ.

Để phòng tránh những điều này thì người tuổi Ngọ nên trồng hay trưng bày cây Trầu Bà thái trên bàn làm việc để cải thiện cũng như xua đuổi những thứ kém may mắn.

Hướng dẫn nhân giống cây trầu bà thái

Trầu bà thái là một trong số các loại cây có cách nhân giống rất đơn giản và có thể thực hiện bằng nhiều phưng pháp khác nhau.

Dưới đây là cách nhân giống cây trầu bà thái bằng dây leo rất đơn giản và hiệu quả nhất mà Fao đã từng thực hiện. Hãy thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật để đảm bảo thu được kết quả tốt nhất nhé.

Bạn chọn lựa các dây leo không quá già và cũng không quá non thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Chọn dây có màu xanh đậm cách ngọn một khoảng là 20cm, tiến hành cắt dây trầu bà thái thành từng khúc chừng 30cm tùy thuộc vào kích thước chậu bạn dâm.

Nhân giống cây trầu bà 4

Tiếp đến cắt lá theo tỉ lệ là cách một lá cắt một lá dựa vào chiều dài của dây trầu bà thái. Cuối cùng đem dây mà bạn vừa cắt dâm vào trong chậu đất hay xơ dừa sau đó để tại những vị trí mát không có mưa, nắng. Mỗi ngày tiến hành phun xương nước đều đặn là một lần.

Cách nhân giống trầu bà thái

Cách chăm sóc cây trầu bà Thái

Việc chăm sóc cây trầu bà thái là vô cùng quan trọng, việc làm này sẽ giúp cây trầu bà thái của bạn khỏe mạnh, phát triển tốt và đặc biệt là màu sắc lá đậm, rất đẹp.

Trầu bà thái là giống cây thuộc loại rất dễ chăm sóc, không có đòi nhiều về ánh sáng, nước hoặc môi trường sống, dù khí hậu nắng nóng thì cây vẫn hoàn toàn có thể sống nhưng sẽ bị cháy và không được đẹp.

Cách chăm sóc trầu bà thái

Khi đặt cây trầu bà thái trong điều kiện trong nhà có ánh nắng nhẹ thì đây là một điều kiện lý tưởng, vì vậy cho nên cây trầu bà thái rất thích hợp làm cây cảnh trong nhà.

1. Ánh sáng

Trầu bà thái là loại cây ưa ấm áp, có khả năng chịu được râm mát, thích hợp với điều kiện môi trường có ánh sáng phát tán. Nếu cây thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ làm cho lá cây mềm và yếu. Khi tới thời điểm mùa hè thì nên đưa chậu cây ra ngoài trời, tránh ánh nắng mặt trời gắt chiếu trực tiếp.

Thời điểm mùa xuân, hè và thu thì hãy đặt trầu bà thái tại những vị trí thông gió như gần cửa số hướng Đông hay gần cửa sổ hướng Bắc. Khi tới mùa đông thì nên đựa chậu cây gần cửa số hướng Nam.

2. Độ ẩm

Trầu bà thái ưa ẩm ướt, không sống được trong môi trường khô hạn, có thể trồng trầu bà thái trong nước. Mùa hè cần phải thường xuyên tưới nước với liều lượng đầy đủ, phun nước lên trên bề mặt lá.

Mùa đông thì cứ cách 4 đến 5 ngày thực hiện việc phun nước lên mặt lá một lần. Nếu trồng cây trầu bà ngoài trời thì cần tưới nước theo định kì là 1 lần/ngày vào thời điểm sáng sớm hay chiều muộn.

Khi để trầu bà thái trong nhà thì cứ 1 tuần tưới 2 lần mỗi lần tưới với lượng nước đủ ẩm đất là được. Đối với cách trồng cây Trầu Bà thái theo phương pháp thủy sinh thì khi nào cạn nước bạn tiến hành đổ thêm nước vào là được.

Trong suốt quá trình trồng trầu bà thái trong nước thì nước cần luôn trong trạng thái trong nếu đục thì hãy thay toàn bộ nước và cắt bỏ đi rễ bị hư. Khi rễ đã mọc nhiều thì bạn hãy tiến hành tỉa bớt hay chuyển chúng sang loại bình/chậu lớn hơn.

3. Đất

Cây trầu bà thái sẽ phát triển tốt nhất nếu chúng được sống trong môi trường đất tơi xốp, thoáng khí nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm.

Để có thể có được loại đất này thì bạn có thể tiến hành trộn hỗn hợp gồm: trấu, xơ xừa, tro, phân chuồng hoai mục, than củi. Còn khi dùng đất vườn, đất thịt thì cây cũng vẫn hoàn toàn có thể sinh sống được.

Những lưu ý khi trồng cây Trầu bà thái

Trong quá trình trồng trầu bà thái thì bạn hãy lưu ý những điều sau đây để chất lượng cây trồng thu được ở mức cao nhất nhé.

  • Không để cây trầu bà thái ngoài trưa nắng vào mùa hè.
  • Không cần bón quá nhiều dưỡng chất trên 1 cây trồng.
  • Thường xuyên tưới nước theo định kì.
  • Khi trồng trầu bà thái trong nước, mỗi tuần tiến hành thay nước cho cây từ 1 đến 2 lần.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về trầu bà thái cùng với những kỹ thuật trồng, chăm sóc để thu được những chậu cây cảnh tuyệt vời nhất rồi phải không nào. Qua bài viết này, với những kinh nghiệm mà Fao đã chia sẻ mong rằng bạn sẽ áp dụng chúng và sở hữu riêng cho gia đình mình những cây trồng xanh tốt, tô điểm không gian sinh sống. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: cây trầu bà leo của Fao nhé!

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button