Dưa lê hoàng kim là một loại dưa lê chất lượng cao, quả chín có màu vàng, to, ngọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy trong kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim thì người trồng cần phải chú ý những gì? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Fao nhé!

Đặc tính giống dưa lê hoàng kim

  • Thời gian sinh trưởng của dưa lê hoàng kim là từ 58-60 ngày.
  • Dưa lê hoàng kim có hình Oval, khi chín có màu vàng kim, vỏ trơn, thịt giòn ruột màu trắng.
  • Trái có trọng lượng từ: 1,1 – 1,5 kg.
  • Dưa lê hoàng kim có thể trồng quanh năm, nhưng phù hợp nhất là trong vụ Xuân Hè.

Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim

Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim

1, Gieo hạt và ươm cây con

Khi trồng dưa lê hoàng kim cần lưu ý đến kỹ thuật gieo hạt và ươm cây bởi nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển của cây sau này.

  • Nên gieo ươm cây giống trong bầu đất. Giá thể ươm gốm: Tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, phân chuồng trộn đều nhau theo tỷ lệ 30 % + 10% + 60%.
  • Hạt giống cần được ngâm nước sạch trong 4 tiếng, sau đó ủ trong một ngày, thì hạt sẽ nẩy mầm, rồi gieo vào bầu đất chỉ nên gieo 1hạt/bầu.
  • Từ 8-10 ngày sau khi gieo, khi cây đã có 1-2 lá thật thì có thể đem ra trồng.

Cách trồng dưa lê hoàng kim

2, Mật độ và khoảng cách trồng dưa lê hoàng kim

Trong kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim thì mật độ và khoảng cách giữa các cây cũng rất quan trọng và ảnh hướng đến sự phát triển của cây.

  • Trồng giàn: Lượng giống tiêu chuẩn là 1-1,2 kg/ha. Khoảng cách phù hợp giữa các cây là 0,5cm, hàng cách hàng: 1,5m Trồng hàng đôi và mật độ cây tiêu chuẩn từ 25.000 – 26.000 cây/ha.
  • Nếu trồng bò trên mặt đất: lượng trồng tiêu chuẩn trên một ha là 400 – 500 g. Khoảng cách giữa các cây trong một hàng là: 0,5cm, giữa hai hàng là: 4m. Trồng hàng đôi và mật độ cây phù hợp từ: 9.000 – 10.000 cây/ha.

3, Cách trồng dưa lê hoàng kim

Dưới đây Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng các loại phân và liều lượng phân bón /ha khi trồng dưa lê hoàng kim, từ đó các bạn có thể tính được liều lượng phân bón cần cho dưa của mình.

Trồng dưa lê hoàng kim

Bón lót: 400-500 kg NPK 16-16-8, 15-20 tấn phân chuồng

Bón thúc:

  • Lần 1: Sau khi gieo từ 18-20 ngày: 40-50 kg NPK 16-16-8
  • Lần 2: Sau khi đậu trái từ 7-10 ngày: 200-250 kg NPK 16-16-8
  • Lần 3: Sau khi đậu trái từ 16-18 ngày: 100 kg KCL
  • Nếu sử dụng phân DAP và Urê thì chúng ta có thể sử dụng để tưới dặm trong giai đoạn cây còn nhỏ.

Cách chăm sóc dưa lê hoàng kim sau khi trồng

Khi chăm sóc dưa lê hoàng kim chúng ta sẽ chú ý dến 4 kỹ thuật chính đó là tưới nước, bón phân, bấm ngọn tỉa nhánh và phòng trừ sâu bệnh hại. Về kỹ thuật bón phân thì Fao đã nêu bên trên, và dưới đây Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết 3 kỹ thuật còn lại.

1, Tưới nước

Lượng nước tưới phụ thuộc vào tính chất của đất trồng, thời tiết và thời kỳ phát triển của cây, trong ngày thời gian tưới thích hợp là vào lúc sáng hoặc chiều mát.

2, Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái

Trong kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim thì kỹ thuật này có thể được coi là kỹ thuật khó nhất bởi nó đòi hỏi sự chính xác về thời điểm và vị trí bấm tỉa. Nhưng các bạn yên tâm Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn một các dễ hiểu nhất có thể.

a, Để một dây chính

Cần định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt líp. Dưa lê có đặc điểm là trái sẽ nằm trên dây chèo, nên mỗi dây ta chỉ để một trái, như vậy sẽ giúp trái phát triển to hơn.Trước khi để trái cần cắt bỏ chèo trên dây chính từ lá thứ 10 trở vào gốc.

Để trái tốt nhất là ở vị trí lá thứ 10 đến lá thứ 15. Trên chèo ta sẽ chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi tiến hành bấm ngọn.

b, Để 2 dây chèo

Khi cây được từ 4-5 lá thật ta bắt đầu tiến hành bấm ngọn chính, từ 7 ngày đến 10 ngày sau khi bấm ngọn, ta sẽ chọn 2 nhánh tốt nhất và định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt líp. Mỗi gốc chỉ nên để một trái, trước khi để trái cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc.

Vị trí để trái tốt nhất là từ lá thứ 7 đến lá thứ 10. Trên chèo ta sẽ chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi tiến hành bấm ngọn.

Hướng dẫn trồng dưa lê hoàng kim

3, Cách phòng trừ sâu bệnh

Khi trồng dưa lê hoàng kim thì việc phòng trừ sau bệnh là rất quan trọng nhưng công việc này lại khá đơn giản bởi trên thị trường chúng ta đang có rất nhiều loại thuốc tốt có thể phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh.

  • Bọ trĩ: Còn gọi là bù lạch hay rầy lửa, sống tập trung dưới mặt lá non hay trên đọt non. Chúng sẽ chích hút nhựa và khiến đọt non bị chùn lại, không phát triển được. Với loại này các bạn sẽ sử dụng thuốc: Confidor 100SL, oncol 20ND, Admire 50EC, Regent.
  • Rầy mềm còn gọi là rầy nhớt: Cũng như bọ trĩ chúng chích hút nhựa khiến cây chùn đọt lại, không phát triển, bị vàng lá. Nguy hiểm hơn chúng còn là môi giới truyền bệnh khảm vàng.
  • Với loại này chúng ta có thể sử dụng thuốc: Topsin,Phun Benlate Antracol 70WP, Fusin, Aliette 80WP, Mancozeb, Copper B 23% vào gốc. Mặc khác, cần giảm nước tưới, giảm phân bón đặc biệt là phân Urê.
  • Bệnh thối rể, héo dây: Xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt, khi trên gốc thân xuất hiện những vết màu trắng xám và phát triển thành một lớp bông mốc màu trắng. Cây dưa héo khi trời nắng và tươi lại khi trời mát và cây có thể bị héo đột ngột.

Thu hoạch dưa lê hoàng kim

Khoảng 28 – 35 ngày sau khi cây đậu trái, vỏ trái chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống thì đó thời kỳ thích hợp cho chúng ta thu hoạch.

Vậy là bài hướng dẫn của Fao đã kết thúc. Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim rất đơn giản phải không các bạn? Vậy còn chờ gì nữa, các bạn hãy trồng ngay cho mình những vườn dưa lê thơm ngon nào. Chúc các bạn thành công. Goodbye!