Kỹ thuật trồng hoa cúc thực sự không hề phức tạp như các bạn vẫn nghĩ, với đặt tính dễ sống, thích nghĩ với thời tiết thì chúng ta có thể tận dụng ngay mảnh đất nhỏ trong nhà là có thể sở hữu được những chậu cúc nở hoa rực rỡ.

Theo quan niệm phương Đông, hoa cúc là loài hoa mang đến cho người sở hữu may mắn. Đặc biệt là trong dịp tết đến xuân về, bên cạnh đào mai khoe sắc thắm, một vẻ đẹp hoa xuân quen thuộc thì một cặp cúc vàng tươi sẽ góp phần tạo nên bầu không khí nhà bạn thêm phần tươi trẻ, đầm ấm.

Việt Nam có khoảng hơn 50 loại hoa cúc khác nhau, phổ biến nhất và được nhiều người yêu thích nhất là cúc vàng đại đoá, cúc hoạ my, cúc vàng đà lạt, cúc tím…

Bạn có thể tiến hành trồng hoa cúc vào vụ xuân hè, vụ hè thu hay vụ thu đông… riêng đối với vụ đông xuân để đúng dịp đón tết thì tiến hành xuống giống vào tháng 11 thời gian phát triển của hoa cúc phụ thuộc nhiều vào điều kiện và diễn biến ngoại cảnh.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa cúc vàng cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc hoa cúc nhé.

Hoa cúc có đặc điểm gì?

Hoa cúc là một trong những loại hoa được rất nhiều người ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao, có nhiều màu sắc đa dạng, việc bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Bên cạnh theo cách truyền thống là hoa cúc cắt, hiện nay trồng hoa cúc trong chậu với ưu điểm tươi lâu, thời gian sử dụng hoa cúc dài hơn.

Kỹ thuật trồng hoa cúc

Với cách trồng hoa cúc vàng trong chậu sẽ giúp bạn đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí tiền sảnh, trang trí trong gia đình hoặc hay ngoài trời, đang rất phổ biến ở nước ta với quy mô và diện tích ngày càng lớn.

Kỹ thuật trồng hoa cúc vàng

Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Fao chia nhỏ thành 4 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những cách trồng, kỹ thuật trồng hoa cúc vàng nhé.

1, Thời vụ trồng hoa cúc vàng

Trồng hoa cúc trong chậu vào thời vụ Đông xuân: Trồng hoa cúc vào tháng 10 thì sẽ đạt năng suất và chất lượng hoa cao nhất, thu hoa chậu vào đúng thời điểm tết nguyên đán, nâng cao giá trị kinh tế mà hoa cúc mang lại.

2, Giá thể trồng hoa cúc

Yêu cầu về giá thể: giá thể trồng hoa cúc cần tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị nhiễm nấm bệnh và vi khuẩn.

Giá thể gồm có hỗn hợp là ½ đất phù sa +  ¼ phân chuồng + ¼  xơ dừa, những giá thể này sẽ giúp cho kỹ thuật trồng hoa cúc cho năng suất và chất lượng hoa cúc chậu là cao nhất. Phun đều thuốc Ridomil (có nồng độ 3g/lít) để tiêu diệt nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng hoa cúc.

Trồng hoa cúc

4, Kỹ thuật trồng hoa cúc hiệu quả

Hãy áp dụng theo đúng những quy trình dưới đây để kỹ thuật trồng hoa cúc thành công nhé.

a, Tiêu chuẩn cây giống

Sử dụng những cây cúc từ giâm cành đạt những tiêu chuẩn sau: Chiều cao cây nằm trong khoảng 5 đến 7cm; Số lá dao động từ 5 đến 7 lá; đường kính thân là 0,2cm; độ dài của rễ từ 0,5 đến 3cm; số rễ cần có chiều dài >4cm.

b, Kỹ thuật trồng

Tùy thuộc vào từng kích thước, kiểu dáng của hoa cúc mà chọn lựa số cây để trồng hoa cúc trong chậu cho thích hợp. Chậu có kích thước tiêu chuẩn là 30x 15x 20cm (chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng hoa cúc với số lượng 5 cây/chậu.

Cách trồng hoa cúc vàng: Cho giá thể đã được tiêu diệt nấm bệnh vào chậu cao cách thành miệng chậu 1 khoảng là 5cm. Trồng hoa cúc sao cho các cây được phân bố đều xung quanh chậu giúp tán cây đều, không trồng cây quá sát so với thành chậu.

Nên trồng hoa cúc vào thời điểm là buổi chiều thì sau khi trồng bạn cần phải tưới đẫm nước. Khoảng cách giữa chậu với chậu là 10 đến 15cm (tính từ mép chậu).

Cách trồng hoa cúc

Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc

Bốn bước nhỏ bạn cần thực hiện trong lúc thực hiện cách chăm sóc hoa cúc để cây được khỏe mạnh, phát triển tốt.

1, Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc

Nếu trồng hoa cúc chậu vào thời điểm tháng 11, cần phải chiếu sáng bổ sung liên tục trong vòng 10 ngày sau khi trồng ( thực hiện đủ 4h mỗi ngày từ 22h cho tới 2h sáng hôm sau), cứ 6m2 bạn tiến hành đặt 1 bóng 75W, chiều cao bóng đèn dao động từ 0,8 đến 1m so với ngọn cây.

2, Tưới nước

Khi mới trồng hoa cúc xong để cây có thể nhanh bén rễ hồi xanh cần tưới theo định kì 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ cho đất ở mức 65 tới 70% để cây sinh trưởng và phát triển.

3, Kỹ thuật bón phân

Sau khi thực hiện kỹ thuật trồng hoa cúc vàng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Loại phân bón được khuyên dùng là phân bón Đầu trâu (20-20-15 + TE) theo liều lượng 2kg phân/200lít nước ứng với 100m2 theo định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik 1,8DD phun cho cây hoa cúc theo liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày tiến hành phun một lần để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây có khả năng phát triển tốt.

4, Kỹ thuật bấm tỉa ngọn

Những loại hoa cúc có bông lớn như cúc đại đoá, cúc vàng đà lạt sau khi trồng hao cúc được 15 đến 20 ngày là bạn có thể bắt tay vào việc bấm ngọn, chỉ giữ lại 3 đến 5 cành.

Những loại hoa cúc giống bông nhỏ thì việc bấm ngọn cũng cần được thực hiện từ 15 đến 20 ngày sau trồng hoa cúc, thực hiện theo định kì 2 đến 3 lần bấm ngọn để tạo ra nhiều nhánh nhỏ.

Khi cây hoa cúc đã cho nụ thì việc bấm nụ cũng cần thực hiện thường xuyên hơn để tỉa bớt những nụ xung quanh nụ hoa cúc chính.

Trồng hoa cúc vàng

Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu

Chắc chắn đây là công đoạn mà mọi người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng hoa cúc đúng không nào. Tuy nhiên đừng quá vội và mà thu hoạch hoa cúc sớm quá nhé, hãy dựa vào đặc điểm của cây, thời gian kể từ khi bắt đầy trồng hoa cúc mà tiến hành thu hoạch theo đúng tiến trình nhé.

Khi nụ hoa bắt đầu tới thời điểm chuyển màu và hé nở thì có thể sử dụng chúng. Nếu bạn vận chuyển hoa đi xa thì cần phải sử dụng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng tới chất lượng hoa. Xếp những chậu khít nhau để giảm tình trạng va đập khi vận chuyển.

Trong thời gian sử dụng, tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu nhưng thông thường 3 ngày bạn cần tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới lượng nước 500ml/chậu. Chỉ tưới nước trực tiếp vào gốc cây, không nên tưới nước lên hoa để kéo dài tuổi thọ của hoa.

Kỹ thuật trồng hoa cúc vàng

Phòng trừ sâu bệnh

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng hoa cúc thì việc cây gặp phải sâu bệnh thì khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên khi thấy cây xuất hiện những dấu hiệu bị nhiễm bệnh bạn cần nhanh chóng tiêu diệt sâu bệnh giúp cây có năng suất cao nhất, cũng như không lây lan trên diện rộng.

Dưới dây là một vài loại sâu bệnh mà cây hoa cúc hay mắc phải và những dấu hiệu, cách tiêu diệt, phòng ngừa. Các bạn đừng bỏ qua loại bệnh nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của hoa nhé.

1, Sâu hại

a, Rệp

  • Triệu chứng: Loại bệnh này thường làm cho cây bị còi cọc, ngọn quăn queo, nụ hoa bị thui, hoa không nở được hay bị dị dạng, gây hại nặng ở thời điểm vụ Xuân hè và Đông xuân.
  • Phòng trừ: Có thể sử dụng Karate 2,5 EC theo liều lượng 10 đến 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND với liều lượng 10 đến 15 ml/bình 10 lít…

b, Sâu vẽ bùa

  • Triệu chứng: Loại bệnh này thường xuất hiện sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo có màu trắng, phá hoại tế bào và chất diệp lục.
  • Phòng trừ: Sử dụng bẫy màu vàng dẫn dụ con sâu trưởng thành. Dùng thuốc có khả năng bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC theo liều lượng 15 đến 20ml/bình 10 lít …

2, Bệnh hại

a, Bệnh đốm lá

  • Triệu chứng: Loại bệnh này xuất hiện những vết bệnh màu nâu nhạt hoặc nâu đen, thường có dạng hình tròn hoặc bất định, nằm rải rác tại mép lá hoặc gân lá. Bệnh lan tràn mạnh khi độ ẩm cao.
  • Phòng trừ: Sử dụng thuốc Score 250ND với liều lượng 10ml/bình 10 lít, theo định kì 10 ngày phun 1 lần.

b,  Bệnh gỉ sắt 

  • Triệu chứng: Loại bệnh này xuất hiện vết bệnh dạng ổ nổi, có màu gỉ sắt hoặc da cam, thường hình thành ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng sẽ làm cháy lá, lá vàng và rụng sớm.
  • Phòng trừ: Sử dụng thuốc Zineb 80 WP với liều lượng 20 đến 50g/10 lít, Anvil 5 SC có liều lượng 5 đến 10ml/bình 10 lít, loại thuốc này có chứa gốc lưu huỳnh…

Điều chỉnh hoa cúc nở đúng tết

Thông thường khi khí hậu lạnh cây cúc sẽ phát triển chậm ngọn rụt lại vì vậy việc điều chỉnh hoa nở theo đúng dịp tết là việc cực kì quan trọng. Vì vậy khi thấy trời lạnh dưới 12 độ C các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn cây hoa cúc giống khoẻ mạnh tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà xuống giống sao cho hợp lý.
  • Đất trồng hoa cúc phải chứa nhiều mùn, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.
  • Làm đất, phơi đất, cày ải, bón lót phân chuồng cho đất trước khi tiến hành trồng hoa cúc từ 5 đến 7 ngày.
  • Đảm bảo được mật độ cây trồng không dày đặc, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hoa.
  • Việc thực hiện tỉa ngọn, bấm nụ cần được bắt đầu từ 15 cho tới 20 ngày sau khi trồng hoa cúc.
  • Khi cây đã cho nụ thì việc bấm nụ được thực hiện thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh để hoa chính được to đều, có màu sắc tươi đẹp.
  • Bón phân với liều lượng cân đối, đầy đủ, tránh thiếu phân sẽ làm cho cây bị còi cọc, thừa phân khiến cho cây vị vống cao.
  • Thường xuyên theo dõi vườn để phát hiện sâu bệnh sớm nhất.
  • Khi thời tiết lạnh dưới 12 độ C phải thắp đèn để điều chỉnh ánh sáng, việc làm này sẽ giúp các bạn điều chỉnh được việc nở hoa theo ý muốn các bạn.

Căn hoa cúc nở tết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng hoa cúc cũng như cách trồng, cách chăm sóc loại hoa này rồi. Qua bài viết này, fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu hoa cúc nở rực rỡ, đúng dịp tết đến xuân về ngay tại ngôi nhà của mình nhé. Chúc các bạn thành công!