So sánh giữa cây nghệ đỏ với cây keo trong cùng một điều kiện sản xuất (trên chân đất trồng keo) thì thu nhập kinh thế từ kỹ thuật trồng nghệ đỏ cao hơn gấp 10 lần so với trồng keo.

Từ xa xưa nghệ đỏ đã quá gắn liều với cuộc sống người dân Việt Nam, ngoài công dụng chính là làm gia vị trong món ăn thì chúng được dùng rất nhiều trong chữa trị bệnh, tạo màu,…

Việc trồng nghệ đỏ cũng không hề khó khăn nên mỗi gia đình đều có thể trồng 1 khóm nhỏ ngay trong sân vườn nhà mình để tiện sử dụng.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng nghệ đỏ cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để đạt được năng suất và chất lượng củ cao nhất nhé.

Chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ

Để việc trồng nghệ đỏ được nhanh chóng và thuận lợi thì trước đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng nghệ đỏ mà Fao hướng dẫn dưới đây. Cùng tìm hiểu xem chúng là những gì nhé.

1, Đặc điểm của cây nghệ đỏ là gì?

Trồng nghệ đỏ

Nhìn hình thức bên ngoài thì nhiều người nhầm lẫn giữa củ gừng với củ nghệ bởi nghệ là giống cây thân thảo nằm trong họ gừng. Mọi người trồng nghệ đỏ với mục đính chủ yếu để lấy củ chứ không lấy lá, thân.

Củ nghệ có vỏ ngoài màu vàng nhạt, ruột màu vàng cam đặc trưng và chứa một lượng lớn Curcumin – đây thành phần chủ yếu trong nhiều loại thuốc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị những bệnh mãn tính.

Khi ăn nghệ đỏ, chúng ta sẽ cảm thấy có mùi vị hơi đắng, cay the the và mùi rất nồng giúp dễ dàng nhận biết.

Nghệ nói chung còn được gọi với cái tên là khương hoàng, bên cạnh nhiệm vụ chính là làm gia vị và thuốc thì nhiều nơi còn sử dụng nghệ vàng để làm thuốc nhuộm vải ví dụ như trong nghi lễ đặc biệt của những người dân Ấn Độ.

Cây nghệ là giống cây ưa nóng nên ta thường thấy người ta trồng nghệ đỏ  ở vùng châu á nhiệt đới như các nước Lào, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.

2, Nên trồng nghệ đỏ vào tháng mấy?

Nghệ là giống cây bạn có thể tiến hành trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để đạt được năng suất và chất lượng cao thì bạn cũng cần phải chú ý tới yếu tố về thời tiết và khả năng gieo trồng của từng khu vực.

Cây nghệ đỏ yêu thích được sống trong kiểu khí hậu ôn hòa, cần lượng nước lớn cho việc sinh trưởng nên thích hợp trồng nghệ đỏ vào mùa mưa và những nơi có đất trồng ẩm.

Tại Việt Nam, người miền Bắc thường bắt tay thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ vào tháng 2 cho tới tháng 4 và tháng 11, 12. Còn đối với miền Nam thì có độ ẩm cao, mùa mưa chúng ta có thể tận dụng được lượng nước để không mất công sức tưới tắm nhiều cho cây.

Kỹ thuật trồng nghệ đỏ hiệu quả nhất

Trong kỹ thuật trồng nghệ đỏ Fao chia nhỏ thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những yêu cầu về kỹ thuật trồng nghệ đỏ mà Fao hướng dẫn. Hãy thực hiện theo đúng quy trình để thu được hiệu quả cao nhất nhé.

1, Chuẩn bị đất trồng nghệ đỏ

Đất thịt nhẹ, đất cát pha và đất rừng là những loại đất thích hợp để gieo trồng cây nghệ. Tùy thuộc vào từng điều kiện nơi ở mà bạn lựa chọn kiểu đất cho phù hợp.

Nhưng loại đất đó phải có nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước cao để củ nghệ dễ dàng phát triển.

Trước khi bắt tay vào thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ khoảng 1 tuần bạn mua hoặc tìm đất trồng về, nhặt sạch toàn bộ cỏ và dị vật có trong đất, sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để xới tơi đất, băm nhỏ.

Thiết kế tốt hệ thống thoát cấp nước tránh tình trạng cây nghệ đỏ bị ngập úng gây thối củ.

Bạn tiến hành chia nhỏ đất thành từng luống cách nhau khoảng 30cm để làm lối thoát nước. Mỗi luống cần cao từ 20 đến 25 cm và chiều rộng từ 1 đến 1,2m.

Thực hiện như vậy nếu bạn trồng nghệ đỏ ở đồng bằng còn nếu bạn đang sinh sống ở miền núi hoặc trồng nghệ đỏ ở miền núi thì để cây có thể dễ thoát nước mà không làm đất bị xói mòn, hãy trồng nghệ đỏ theo luống ngắn, dọc theo sườn đồi.

2, Tiến hành thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ

Trên 1 luống chia nhỏ thành 4 hàng đều nhau, mỗi hàng tạo ra những hốc cách nhau từ 20 đến 25 cm. Để tiết kiệm đất trồng nghệ đỏ mà  vẫn đủ khoảng không gian trống giúp cây sinh trưởng thì bạn trồng cây xen kẽ theo từng hàng.

Đào hốc có độ sâu khoảng 8 đến 10cm tùy thuộc vào củ giống. Tại mỗi hốc gieo 1 củ nghệ đỏ rồi lấp đất phủ kín lên trên. Đừng lấp quá dày hoặc chặt quá khiến cho mầm không mọc lên được.

Sau khi gieo trồng nghệ đỏ xong bạn tiến hành rải một lớp rơm mỏng lên trên và tưới ướt toàn bộ số rơm.

Sau khi trồng nghệ đỏ giống được 1 tuần bạn kiểm tra toàn bộ các hốc, nếu có những hốc không có dấu hiệu của sự nảy mầm thì bạn cần phải dặm lại, nếu vẫn tiếp tục không nảy mầm thì nhổ bỏ.

Kỹ thuật trồng nghệ đỏ

Kỹ thuật chăm sóc nghệ

Giai đoạn chăm sóc nghệ đỏ là rất quan trọng trong quãng thời gian thực hiện cách trồng nghệ đỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của cây.

Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi vườn, tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng đầy đủ để đảm bảo cây luôn được khỏe mạnh.

1, Phân bón

Vì mục địch trồng nghệ đỏ là để làm gia vị và làm dược liệu nên cần phải đảm bảo tuyệt đối độ an toàn của củ, chính vì vậy mà chúng ta chỉ nên bón phân hữu cơ cho cây thôi.

Phân bón hữu cơ có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng nhanh chóng hơn đồng thời tăng độ tơi xốp cho cây.

Vì vậy mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với những nguyên liệu và đặc điểm khác nhau, loại phân bón được rất nhiều người tin dùng và mang lại hiệu quả cao cho cây mà Fao muốn giới thiệu tới các bạn đó chính là phân bón ONG BIỂN.

Phân bón này có khả năng giúp cây sinh trưởng nhanh chóng, cho năng suất tốt nhất, tăng chất dinh dưỡng cho củ và đất trồng được tơi xốp hơn.

Khác với loại phân vô cơ sau khi dùng có thể làm biến đổi thành phần đất vì vậy nên phân bón ong biển rất thân thiện với môi trường xung quanh và sức khỏe của con người.

Những loại phân bón của công ty này sản xuất có thể sử dụng được cho nhiều giống cây trồng khác nhau như với những giống cây ăn quả và hoa màu thì bón phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 3.

Còn đối với loại  OBI – Ong Biển 4 thì sẽ dùng để bón lót cho toàn bộ những loại cây khác. Không chỉ bón theo cách truyền thống là bón thẳng vào gốc cây mà còn có thể pha phân cùng với nước xịt lên thân cây khi bắt đầu vào mùa vụ tiếp theo để cây nghệ đỏ nhanh chóng đâm chồi.

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nghệ đỏ chi tiết:

Có nhiều cách để bón phân cho cây nhưng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao nhất là có 2 cách:

+ Bón lót: Chỉ bón 1 lần duy nhất khi cây đã lên luống để tăng chất dinh dưỡng cho đất trồng nghệ.  1 ha đất sử dụng khoảng 5 đến 7 tấn phân bón.

+ Bón thúc: Phương pháp này áp dụng cho nhiều thời điểm khác nhau:

Khoảng thời gian là 1 tuần sau khi bắt đầu trồng nghệ đỏ thì bạn bón một lượng là 200g đối với 1m2 đất trồng.

Đợt 2 sau được thực hiện khi trồng nghệ đỏ được 20 ngày.

Sau đó cứ 1 cho tới 20 ngày là bạn lại tiến hành bón thúc cho cây.

Vì chỉ sử dụng phân bón hữu cơ nên bạn có thể liên tục bón cho tới khi thu hoạch mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe  người tiêu dùng cũng như môi trường xung quanh.

Bạn nhớ cần thực hiện đồng thời giữa bón phân và dọn cỏ xung quanh gốc, xới đất cho cây dễ dàng phát triển hơn nhé.

2, Tưới nước đúng cách

Vì cây nghệ không phải giống cây ưa nước nên bạn cần phải thường xuyên giữ cho đất ẩm là được, có thể rải thêm một lớp rơm lên trên để ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước của đất trồng nghệ đỏ.

Làm nuôi trồng thì có thể tiết kiệm nước tưới tiêu hiệu quả để giảm chi phí. Bằng cách trồng nghệ đỏ vào đầu mùa mưa, tận dụng nước mưa để tưới tiêu cho nghệ đỏ, tuy nhiên cũng sẽ có những khó khăn khi mưa dầm, mưa lớn có thể khiến cây bị ngập úng vụ khiến chết dần.

Nếu bạn trồng nghệ đỏ vào mùa khô thì cần phải tưới nước theo tần suất 2 lần 1 ngày,  luôn giữ cho đất trồng có độ ẩm nhất định.

3, Làm cỏ, vệ sinh môi trường

Trong tất cả các vườn cây luôn có sự hình thảng của cỏ dại – đây khắc tinh của bất kì cây trồng nào. Nó sẽ sử dụng chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cơ thể, cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây khiến cây trồng gầy héo dần.

Vì vậy khi thấy cây xuất hiện cỏ dại thì bạn cần nhanh chóng loại bỏ chúng để tránh lây lan diện rộng ra toàn vườn và gây hậu quả về sau.

Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ và khi cây vẫn ở giai đoạn còn nhỏ thì bạn có thể dùng những dụng cụ như bừa, cuốc, … Để xới đất loại bỏ toàn bộ cỏ dại.

Nhưng khi cây bắt đầu lớn thì sử dụng công cụ dễ cuốc trúng vào củ nên bạn hãy sử dụng tay  trực tiếp để nhổ cỏ thủ công. Tuy hơi vất vả, mất sức nhưng lại rất an toàn cho cây nghệ đỏ.

Đừng vì sợ mệt mà dùng thuốc diệt cỏ để phun, nó không những ảnh hưởng rất xấu tới cây nghệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người trồng và người tiêu dùng.

Không những vậy còn làm khiến cho đất bị thoái hóa, tạo điều kiện cho nhiều vi sinh vật gây hại sinh trưởng.

Nghệ được xem như là  một loại dược liệu chữa bệnh nhưng nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để phun cho caya thì sẽ mất đi tác dụng quý giá này của nó.

Cách trồng nghệ đỏ

4, Vun gốc cho cây

Củ nghệ đỏ cần có sự thông thoáng để sinh trưởng nên việc vun gốc là việc làm không thể bỏ qua khi trồng nghệ đỏ. Vừa giúp cho đất được tơi xốp hơn mà nhiều loại phân bón khi bón cho cây cũng dễ dàng ngấm vào đất hơn. Cách tiến hành vun gốc được thực hiện chi tiết như sau:

Trong khoảng 5 đến 7 ngày đầu sau khi thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ bạn kiểm tra độ phát triển của cây và kết hợp với việc vun gốc, làm cỏ và bón phân.

Thời gian 15 ngày tiếp theo bạn lại chuẩn bị dụng cụ để thực hiện vun gốc, làm cỏ và bón phân thêm lần nữa.

Từ lần thứ 2 cho tới khi thu hoạch củ nghẹ mỗi tháng bạn lại tiến hành vun gốc cho luống nghệ 1 lần. Đến sát những ngày thu hoạch thì chỉ nên vun gốc ở phía bề mặt thôi vì xơ suất là chúng ta có thể làm hỏng củ nghệ.

Kết hợp với việc vun gốc, làm cỏ và bón phân để đạt được hiệu quả cao nhất.

Sâu bệnh hại cây nghệ đỏ

Trong suốt giai đoạn thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ thì vấn đề về sâu bệnh xuất hiện trên cây là có thể gặp phải. Tuy nhiên khi thấy cây có dấu hiệu này thì cần phải nhanh chóng tiêu diệt chúng để bảo vệ cho cây.

May mắn hơn so với những loại cây trồng khác thì cây nghệ không hay bị sâu bệnh tấn công hoặc kí sinh. Có lẽ là bởi cây nghệ luôn có một mùi hương đặc trưng, rất hăng và nó là thuốc nên không có loại côn trùng nào dám bén mảng.

Vàng lá, thối củ, cháy lá … là những hiện tượng hình thành hiện trên cây nghệ đỏ. Để ngăn ngừa những bệnh này bạn cần phải thường xuyên vun xới đất để không gian trồng nghệ đỏ được thoáng mát, giúp rễ cây không gặp phải tình trạng úng rễ.

Để củ nghệ đỏ có nhiều chất dinh dưỡng hơn thì bạn nên tiến hành tỉa bớt lá cây trong thời gian trồng nghệ đỏ bởi chúng ta trồng nghệ với mục đích là lấy củ là chính. Hơn nữa nó cũng giúp cho vườn cây nhà bạn được thông thoáng hơn tránh cho sâu bệnh kí sinh.

Thu hoạch và bảo quản nghệ

Chắc chắn đây là giai đoạn mà các bạn mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng nghệ đỏ đúng không nào. Tuy nhiên đừng qua vội vàng mà tiến hành thu hoạch khi củ chưa phát triển hết nhé.

Bạn cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của cây, thời gian kể từ khi thực hiện kỹ thuật trồng nghệ đỏ mà bắt tay vào thu hoạch cho hợp lí. Nếu thu hoạch quá muộn, khi đó củ đã mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng và mùi vị cũng không còn như ban đầu nữa.

Thời gian để có thể thu hoạch là sau 8 tới 9 tháng kể từ khi gieo trồng. Quan sát cây, khi thấy lá nghệ đang dần chuyển sang màu vàng và bắt đầu tàn lụi dần đi thì hãy thử cắt một vài nhánh nghệ,  nếu chúng có màu vàng cam đậm rồi thì đây là lúc bạn có thể tiến hành thu hoạch.

Khi đã xác định được khi nào có thể thu hoạch nghệ rồi thì bạn hãy lựa chọn một ngày có thời tiết khô ráo cắt bỏ toàn bộ phần thân lá đi rồi nhẹ nhàng nhổ từng khóm nghệ lên. Rũ bỏ bớt đất đám vào sau đó bẻ lấy nghệ tươi.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng nghệ đỏ cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc làm sao để đạt được năng suất và chất lượng cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những củ nghệ to, khỏe và mang lại nguồn thu nhập kinh tế lớn từ chúng nhé. Chúc các bạn thành công!