Trồng nho trên sân thượng vừa giúp bạn tạo nên không gian vườn nhà thoáng đãng, tuyệt đẹp lại vừa có cho bạn được những chùm nho sạch, ngon để thưởng thức. Hoa quả luôn là một nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng những nguồn vitamin đa dạng cho cơ thể của con người, nổi bật nhất chính là nho.

Dù biết nho cung cấp một nguồn dinh dưỡng khổng lồ, nhưng nhiều phụ huynh vẫn không muốn cho con ăn loại quả này, bởi mua nho ở chợ thì thường bị phun rất nhiều thuốc sâu. Vậy tại sao chúng ta không trồng nho trên sân thượng ngay tại nhà mình, vừa đảm bảo sự an toàn lại, lại có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể?

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng nho trên sân thượng cũng như kỹ thuật trồng nho trên sân thượng nhé.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, giống và đất trồng nho trên sân thượng

Để việc thực hiện trồng nho trên sân thượng dễ dàng hơn, không mất nhiều công sức cho các bước sau thì trước khi trồng nho sân thượng bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để trồng nho.

Trồng nho trên sân thượng

1, Dụng cụ trồng

Bạn có thể sử dụng chậu, bao xi măng, khay, thùng xốp có sẵn ngay trong ngôi nhà hay mảnh đất trống trong vườn để thực hiện trồng nho.

Lưu ý: Dưới đáy khay của chuậ trồng nho cần được đục lỗ để cây thoát nước. Dụng cụ trồng nho có kích thước nhỏ nhất là 50 x 50 x 50cm.

Nếu bạn không có nhiều diện tích, không có vườn đất rộng, các bạn có thể trồng nho trong những chậu cây đáy sâu khoảng 60cm và có đường kính lớn hơn 50cm. Nho là loại cây ưa ánh sáng vì vậy phải phải đặt chậu ở vị trí có nhiều ánh nắng.

2, Đất trồng

Nho sẽ sinh trưởng mạnh và cho nhiều trái nếu trồng nho ở đất pha cát và có độ pH nằm trong khoảng  5,5 đến 7,5. Khi trồng nho nên đặt ở vị trí không bị ngập úng, có hệ thống tưới tiêu tốt và thoát nước.

Đất trồng được lựa chọn để trồng nho phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ để giúp cung cấp dưỡng chất cho cây một cách tốt nhất.

Bạn có thể mua đất sẵn tại những cửa hàng bán tư vật liêu chuyên về cây trồng hoặc thực hiện trộn đất với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, xơ dừa, than bùn, vỏ trấu, mùn hữu cơ…

Nên bón lót với vôi rồi bắt đầu phơi ải từ 7 đến 10 ngày trước khi trồng cây nho trên sân thượng để xử lý những mầm bệnh nằm trong đất.

3, Giống

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn giống nho khác nhau. Bạn có thể lựa chọn theo sở thích của bản thân và điều kiện môi trường. Bạn có thể tìm mua những cây giống nho ở những vựa giống.

Tuy nhiên, 1 kỹ thuật trồng nhỏ khi trồng nho tại nhà, đó là bạn nên lựa chọn giống nho đỏ (có tên khoa học: Nho Cardinal). Bạn nên chọn lựa những cây nho giống mập mạp, không bị nhiễm sâu bệnh để làm giống.

Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng

Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng nho trên sân thượng bằng 1 cách trồng rất đơn giản. Sau khi mua nho về, nhẹ nhàng bỏ đi lớp bao nilon (không được đụng chạm tới rễ), đào hố vừa phải và đặt cây xuống.

Sau đó lấp đất vào xung quanh gốc, dùng tay ấn nhẹ đất cho cây đứng thẳng, tránh làm đứt rễ cây, trồng nho xong tiến hành tưới thật đẫm nước.

Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng

Chăm sóc nho trên sân thượng

Cách chăm sóc nho đòi hỏi người trồng nho phải mất khá nhiều công sức cũng như thời gian để có được cây nho xanh tốt, phát triển mạnh. Khoảng 10 ngày đầu tiên mới trồng nho, một ngày thực hiện tưới nước cho nho 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Sau đó cứ 5 tới 7 ngày tiến hành tưới 1 lần. Đối với những ngày gặp phải thời tiết mưa chúng ta nên tìm cách thoát nước cho cây nhanh nhất, tránh tình trạng ngập úng gây thối và bật rễ.

Khi trồng nho được khoảng nửa tháng, cây vào giai đoạn bén rễ thì bạn bắt đầu thực hiện bón lót bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê… Cứ sau khoảng 20 ngày thì bón 1 lần cho cây.

Thường xuyên làm cỏ dại, vun xới xung quanh gốc để làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp của cây. Thông thường một năm nên thực hiện xới 1 lần để cây cho ra bộ rễ mới, thường được thực hiện sau khi thu hoạch.

Khi cây nho phát triển được chiều cao từ 25 đến 30cm, bạn thực hiện cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc so với giàn nho. Bạn có thể thiết kế khung sắt trên sân thượng để làm giàn cho cây nho leo vào. Độ cao của giàn lý tưởng nhất là khoảng 1,5 đến 2m để thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc cây.

Cách trồng nho trên sân thượng

Chọn ngọn nho khỏe nhất buộc vào cọc để nho leo lên giàn, những ngọn và cành còn lại cần cắt bỏ chúng. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20 đến 30cm, thực hiện cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), như vậy sẽ giúp cây nho có thể mọc nhiều cành mới (đây là những cành cấp 1).

Tên mỗi cây nho chỉ để lại 2 tới 4 cành cấp 1 tùy thuộc vào giống và bố trí sao cho phân bố đều về mọi hướng. Khi cành cấp 1 đạt chiều dài khoảng 0,8 đến 1m, thực hiện cắt ngọn để cây mọc ra những cành cấp 2 (cành quả), mỗi cành cấp 1 để 10 đến 20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng nho.

Các cành cấp 1 và cấp 2 bạn phải buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rụng mắt, rách lá và không làm cành đè lẫn lên nhau. Lựa chọn loại dây để buộc cố định cành vào giàn nên sử dụng những dây có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối…

Khi những cành cấp 2 đã hóa gỗ, có màu nâu, mắt đã nổi rõ thì thực hiện để trái bằng cách cắt bỏ những cành lá đã có. Chỉ giữ lại cành quả và mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Với những cành to khỏe có chiều dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 đến mắt thứ 8, những cành nhỏ thì ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 đến 2 để tạo cành dinh dưỡng cho mùa vụ thu hoạch sau.

Sau khoảng 20 kể từ ngày cắt cành cây bắt đầu trổ hoa và 25 đến 30 ngày là thời gian để đậu trái. Mỗi dây để 2 đến 3 chùm quả là tốt nhất.

Thu hoạch

Nếu thực hiện trồng nho trên sân thượngcách chăm sóc tốt, sau 3 năm trồng nho thì chúng ta có thể tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hoạch, quả nho không chín thêm nữa nên phải đợi tới khi quả chín mới thu hoạch.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong việc trồng nho trên sân thượng cũng như cách chăm sóc những cây nho rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây nho xanh mướt cho sai trĩu quả, quả căng mọng ngay trên sân thượng nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!