Kỹ thuật trồng nho xanh là từ khóa mà được rất nhiều người muốn tìm hiểu, bởi nho xanh là loại quả chứa trong mình rất nhiều vitamin bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, do nho xanh thường được phun rất nhiều thuốc sâu nên khiến cho việc lựa chọn nho xanh là món tráng miệng hàng ngày ngày càng ít đi, độ an toàn không được đảm bảo.

Vì vậy rất nhiều người có ý định trồng nho xanh ngay tại nhà, vừa được thưởng thức những trái nho bổ dưỡng, sạch sẽ, an toàn mà còn có thể trang trí cho ngồi nhà của mình thêm thoáng đãng, mát mẻ nữa.

Với những lợi ích tuyệt vời từ việc cách trồng nho xanh đem lại như vậy thì các bạn còn ngần ngại gì nữa mà không tìm hiểu ngay những kỹ thuật trồng nho xanh mà fao chia sẻ dưới đây. Bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc, cách trồng nho xanh và những kỹ thuật trồng nho xanh nhé!

Nho xanh có đặc điểm gì?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về giống nho xanh này để thực hiện kỹ thuật trồng nho xanh dễ dàng hơn nhé.

Nho xanh là một loại quả màu sắc tưới tắn căng mọng. Quả nho mọc theo từng chùm, mổi chùm có từ 6 tới 300 quả, có nhiều màu sắc khác nhau: màu đen, vàng, lam, lục, đỏ-tía hoặc trắng.

Cách trồng nho xanh

Khi những quả nho xanh chín, có thể ăn tươi chúng hoặc thực hiện sấy khô để làm nho khô, cũng như được sử dụng để sản xuất những loại thạch nho, rượu vang, nước hoa quả,…

Nho xanh là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của quả nho xanh có chứa chất ngăn ngừa quá trình ô-xi hóa giúp cải thiện hệ tim mạch và ngăn ngừa bênh đột quỵ.

Chuẩn bị hạt giống để thực hiện trồng nho xanh tại nhà

Để việc thực hiện cách trồng nho xanh tại nhà đơn giản hơn thì bạn nên lựa chọn hạt giống thật khỏe, tốt.

Khi lựa chọn hạt giống, ta nên chọn những hạt nho to, bỏ đi những hạt lép để khả năng nảy mầm cao hơn và sống sót cho cây.

Các bước thực hiện ươm mầm và chuẩn bị cho cây ra chậu:

  • Bước 1: Để những hạt nho xanh ở những nơi thoáng mát vài ngày cho khô hoàn toàn.
  • Bước 2: Sử dụng khăn giấy thấm hoặc xịt lên một ít nước sạch để vừa đủ ẩm – tuyệt đối không được để ướt đẫm.
  • Bước 3: Đặt hạt nho vào trong khăn giấy đã thấm nước và cần thận gói chúng lại.
  • Bước 4: Để gói khăn giấy có chứa hạt nho vào trong bọc nylon, buộc miệng bọc lại và để chúng ở trong tủ lạnh ở ngăn mát.

Lưu ý: Bạn nên nhớ thi thoảng phải mở bọc ra xem tình trạng của hạt giống, khi thấy giấy quá ướt thì bỏ thêm khăn giấy và nếu giấy hơi khô thì thấm thêm nước vào khăn để khăn đủ ẩm.

Nếu quá trình trên diễn ra thuận lợi thì chỉ  khoảng 3 tháng sau là bạn có thể mở bọc và lấy hạt ra và gieo thẳng vào đất tơi xốp và lấp đất lại.

Kỹ thuật trồng nho xanh

Thời điểm thích hợp để trồng nho

Theo kinh nghiệm của những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trồng nho xanh thì bạn nên tiến hành trồng nho xanh vào khoảng tháng 11, 12 hoặc tháng 1 dương lịch. Sau khi mùa mưa kết thúc là phù hợp nhất.

Kỹ thuật trồng nho xanh

Kỹ thuật trồng nho xanh cũng khá đơn giản, Fao chia ra thành 2 bước, tương ứng với mỗi bước là một giai đoạn giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn.

1, Cách trồng nho xanh

Đất trồng nho xanh: nho xanh phù hợp với đất cát, nắng nóng, đặc biệt là đất pha cát có độ pH = 5 đến 7.5, vị trí đất cao, cây không bị ngập úng, có khả năng thoát nước tốt.

2, Mật độ trồng nho xanh

Khoảng cách giữ hàng với hàng khi trồng nho xanh là 2,5m, khoảng cách giữa cây voiws cây 1,5 đến 2m.

Trồng nho xanh

Kỹ thuật chăm sóc nho xanh

Cách chăm sóc nho xanh đòi hỏi bạn phải mất khá nhiều công sức cũng như thời gian, sự kiên trì để thực hiện bước này. Hãy làm theo đúng những cách trồng mà Fao hướng dẫn thì Fao đảm bảo bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

1, Tưới nước

Với những ngày nắng nóng thì tưới nước với định kì 4 đến 5 ngày/ lần, tuyệt đối không được để đất khô. Khi có những lúc mưa kéo dài thì phải thoát nước nhanh tránh trường hợp nho xanh bị ngập úng.

2, Tạo giàn cho nho xanh

Độ cao phù hợp của giàn khoảng 1,8 tới 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn những ngọn khỏe nhất buộc vào cọc để nho xanh leo lên giàn, những ngọn và cành còn lại cần cắt bỏ toàn bộ.

Khi ngọn của thân chính đã leo tới độ cao 20 đến 30cm khỏi giàn, bắt đầu thực hiện cắt bỏ thân chính (vị trí nằm phía dưới tàn), giúp cây nho mọc được nhiều cành mới – cành cấp 1.

Trên mỗi cây nho chỉ để lại 2 đến 4 cành cấp 1 tùy thuộc vào giống và bố trí sao cho phân bố đều về mọi hướng. Khi cành cấp 1 vươn tới chiều dài 0,8 đến 1m, thực hiện cắt ngọn để đâm ra những cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để lại 10 đến 20 cành cấp 2 tuỳ vào giống và mật độ trồng nho xanh trong chậu.

Những cành cấp 1 và cấp 2 phải được buộc chặt vào giàn tránh gió to làm rách lá, rụng mắt hay các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới cây và tránh trường hợp những cành đè lẫn lên nhau. Dây dùng để buộc phải cố định cành vào giàn, nên sử dụng những loại dây có khả năng tự phân hủy như dây bẹ chuối,…

Làm giàn trồng nho xanh

3, Bón phân chăm sóc nho xanh

Sau khi thu hoạch nho xanh: Xới đất phá váng, tiến hành bón 10 tới 20 tấn phân hữu cơ hoai và 200 đến 400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc phân NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 theo định kỳ 7 đén 10 ngày/lần.

Trước thời điểm cắt cành: Thực hiện bón 100 đến 300 kg Đầu Trâu AT2 hay Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha. Phun 2 đến 3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5 đến 7 ngày/lần. Sau đậu trái (trái lớn bằng hạt tiêu): Thực hiện bón 15 đến 350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 theo định kỳ 7 đến 10 ngày/lần. Khi trái trưởng thành (trái to bằng hạt đậu phộng): Thực hiện bón 200 đến 400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 và TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907 theo định kỳ 7 tới 10 ngày/lần. Ngừng hẳn việc phun thuốc trước khi vào thu hoạch 10 ngày.

4, Xử lý hoa

Khoảng 10 đến 12 tháng sau trồng nho xanh, khi những cành cấp 2 đã hóa gỗ màu nâu, hóa gỗ, mắt đã nổi rõ thì thực hiện để trái bằng cách cắt hết toàn bộ những cành lá đã có, chỉ giữ lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Những cành to khỏe có chiều dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 đến mắt thứ 8, những cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 đến mắt thứ 2 để tạo cành dinh dưỡng cho mùa  vụ thu hoạch sau.

5, Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu bệnh: Khi trồng nho xanh cần phải lưu ý một điều, sâu nho rất độc hai nên phải thực hiện phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để ngăn ngừa cũng như tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho nho xanh cũng như cho sức khỏe của chính bản thân chúng ta.

Thường bắt đầu tiến hành trước khi thu hoạch 2 tới 3 tháng, tránh thời điểm cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng đến giai đoạn thụ phấn.

Bên cạnh đó, việc làm vệ sinh cho vườn cũng rất quan trọng. Thường xuyên dọn lá khô, rác để vườn được sạch sẽ, tránh là nơi trú ngụ, ẩn náu của những loại sâu bệnh, sinh vật làm hại nho xanh.

Thu hoạch

Chọn lựa những chùm nho đủ độ chín, đủ thời gian cách ly thuốc trừ sâu thì tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn cần lưu ý phải để chùm nho còn cuống dài để cầm nắm, dễ dàng cho việc xử lý bảo quản và đóng gói.

Sử dụng dao hoặc kéo cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho. Dùng nước sạch để rửa chùm nho xanh 3 đến 4 lần cho lá khô, hết bụi, vật lạ dắt vào chùm nho nếu có. Treo, để chùm nho lên giá cho ráo nước. Có thể sử dụng quạt gió cho nhanh khô nước.

Thu hoạch nho xanh

Bảo quản

Ngâm chùm nho vào trong dung dịch canxi clorua có nồng độ 10g/lít trong khoảng 3 phút. Sau đó vớt chùm nho treo lên giá hong gió cho khô nước sẽ đóng vào hộp giấy cứng có thiết kế có những ô nhỏ chống đè nặng nhiều lớp và chống va đập nho xanh.

Với những cách làm Fao chia sẻ cho các bạn như trên sẽ đảm bảo nho xanh không còn tồn dư của hoá chất độc hại và thời gian bảo quản nho tươi lên tới 20 ngày.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng nho xanh cũng như cách trồng nho xanh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây nho xanh tươi, cho sai trĩu quả và mỗi quả nho xanh đều căng mọng, hay bạn trồng nho xanh với mục đích kinh doanh thật thành công nhé. Chúc các bạn thành công.