Hiện nay việc áp dụng phương pháp nhân giống tiên tiến nhiều nhà khoa học đã cho ra thị trường giống ổi không hạt có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống ổi thông thường. Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng ổi không hạt cũng như những cách trồng ổi không hạt nhé!

Kỹ thuật trồng ổi không hạt

Cách trồng ổi không hạt không khó tuy nhiên bạn cần phải nắm vững được kỹ thuật trồng ổi không hạt và chăm chỉ chăm sóc cây theo từng giai đoạn. Một số kỹ thuật trồng ổi không hạt và chăm sóc được chia sẻ ở bên dưới đây:

1, Làm đất

Có thể thực hiện cách trồng ổi không hạt ở nhiều loại đất. Tuy nhiên loại đất thích hợp nhất là nhóm đất thịt giàu chất dinh dưỡng. Cây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và cho năng suất cao nhất ở vùng đất phù sa màu mỡ.

Cây có thể chống chịu hạn tốt tuy nhiên chúng thể không chịu được tình trạng ngập úng kéo dài. Độ pH của đất thích hợp nhất nằm trong khoảng 5 tới 7,5.

2, Chọn giống cây trồng

Do đây là giống ổi không có hạt nên phương pháp nhân giống hiệu quả nhất là áp dụng phương pháp chiết ghép. Những cây ổi giống con sẽ được chiết từ cây mẹ và di truyền cho chúng các phẩm chất và tính trạng giống như cây gốc.

Cây giống ổi không hạt

Cây con giống được chọn phải có thân to khỏe mạnh, đạt chiều cao từ 50cm trở lên. Cây không bị nhiễm bệnh và có đầy đủ lá mầm và nhánh.

3, Đào hố và trồng ổi không hạt

Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng ổi không hạt trước 1 tháng bạn phải làm hố và tiến hành bón lót cho cây. Đất được sử dụng để trồng ổi không hạt cần tơi xốp, thông thoáng, giữ nước tốt. Nếu bạn trồng cây ở nơi đất trũng bạn cần phải làm luống cao trên 50 cm để giúp cây sinh trưởng tốt tránh khô hạn.

Đào hố theo kích thước tối thiểu nên từ 50 x 50 x 50 cm. Khoảng cách của mỗi hố từ 2,5 tới 3,0 m; tương đương với 1.400 đến 1.500,0 cây/ha. Sau khi đào xong bạn thực hiện bón phân chuồng hoai mục vào hố khoảng 10kg cùng với vôi bột khử trùng và một lượng phân Super Lân.

4, Kỹ thuật trồng ổi không hạt hiệu quả nhất

Bạn thực hiện đặt các cây con vào giữa mô trồng và lắp đất lại vừa ngang mặt bầu. Để đảm bảo cho cây không bị đổ do gió bão hay các yếu tố bên ngoài nên cắm cọc để cố định cây con giúp gốc không bị lung lay.

Kỹ thuật trồng ổi không hạt

Để giữ ẩm cho cây có thể tiến hành phủ rơm hoặc cỏ khô. Với các cây ổi không hạt mới trồng còn khá yếu nên bạn phải che nắng và thường xuyên tưới nước đều cho tới khi cây mọc cứng cáp. Sau khi trồng cần duy trì việc tưới theo tần suất ngày 2/lần tới khi cây đã ra được 2 đợt tược mới thì giảm tần suất xuống còn 1 lần/ngày.

Cách chăm sóc cây ổi không hạt

Với 3 bước chăm sóc thôi là bạn có thể hoàn thiện được kỹ thuật trồng ổi không hạt rồi đó, hãy thật tỉ mỉ trong các bước dưới đây để đảm bảo cây sinh trưởng tốt nhất nhé!

1, Tưới nước

Ổi không hạt là loại cây ưa ẩm vì vậy bạn phải đảm bảo độ ẩm cho cây nhất là thời điểm mới trồng, lúc này cây vẫn còn rất yếu, và thời kì cây ra hoa đậu quả.

Vào mùa khô nên tăng lượng nước tưới, mùa mưa thì hãy chú ý tới việc tháo nước, tháo hết nước ngay sau mỗi trận mưa để tránh tình trạng cây bị ngập úng, cây sẽ bị thối và chết dần.

Chăm sóc cây ổi không hạt

2, Bón phân

Để có thể thu hoạch với năng suất cao, cây ra nhiều trái và chất lượng quả to đồng đều thì ngoài việc tưới nước bạn phải có chế độ bón phân theo định kì vào mỗi năm. Liều lượng phân bón cung cấp cho cây tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất và tình trạng sức khỏe của cây.

Bón phân cho cây ổi không hạt

Theo kinh nghiệm từ một số nhà vườn chia sẻ, họ kết hợp bón phân gà công nghiệp cùng phân NPK để ổi nặng 500 tới 700 g đều khắp cả vườn.

  • Năm 1: Bạn thực hiện bón phần theo định kì 2 tháng/lần. Với liều lượng NPK là 150g/ cây, 70 g KCl/cây.
  • Năm 2: Bạn tăng liều lượng phân bón lên 400 g NPK /cây và 120 g urê và 150 g KCl/cây để bón cho ổi không hạt. Theo tần suất 3 tháng tiến hành bón 1 lần.
  • Năm 3 trở đi: Lúc này, bạn thực hiện bón với định kì 4 tháng một lần, lưu ý chỉ bón phân sau thu hoạch và tỉa cành. Hàm lượng phân bón cần thiết cho cây vào lúc này là 220 g NPK/cây và 120 g urê cùng với 150 g KCl/cây

3, Tạo tán, tỉa cành, bấm ngọn

Kỹ thuật trồng ổi không hạt để khi thu hoạch được năng suất cao và chất lượng quả to đồng đều, ngọt lịm thì bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa và tạo tán cho cây.

Việc cắt tỉa sẽ giúp cho trái to hơn, cây mọc ra nhiều cành và có thể hấp thu được hết ánh sáng không cạnh tranh nhau. Ngoài ra việc tỉa tán giúp cây không quá cao, chỉ tầm 1,5m để cây dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

Tới khi cây con được 3 tháng tuổi, lúc này những cành mới đã mọc khá dài. Bạn cần thực hiện cắt bỏ 1.2 chiều dài của cây giúp chúng đâm ra nhánh thứ 2 (cành cấp 2).

Chờ cho tới khi những cành cấp 2 này dài, khỏe mạnh bạn lại thực hiện lại công việc trên, cắt ngọn cho ra cành cấp 3. Cứ thực hiện như vậy cho tới khi bạn có thể tạo ra cành cấp 4, cấp 5.

Thông thường tại vị trí nách cặp lá thứ 4 hay thứ 5 cây sẽ cho ra 1 đến 2 cặp nụ hoa. Khi bạn tỉa cành cũng nên loại bỏ các chồi nhỏ yếu, bị nhiễm sâu bệnh, chỉ nên giữ lại trên mỗi cây 3 tới 4 cành cấp I, 8 đến 10 cành cấp II và những cành cấp III đều các hướng.

Thu hoạch ổi không hạt

Sau khoảng 9 tháng áp dụng kỹ thuật trồng ổi không hạt, thì đây là thời điểm để bạn thu hoạch được lứa đầu tiền. Khi chín ổi thành phần có hình dạng thuôn dài, vỏ láng mịn màu xanh sáng.

Phần bên trong  của quả là thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, có vị chua ngọt. Bạn thực hiện tỉa nhẹ nhàng từng đợt quả chín cho tới khi hết. Bảo quản ổi ở những nơi thoáng mát giúp giữ được độ tươi ngon.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng ổi không hạt cũng như những cách trồng ổi không hạt rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một khóm hay 1 vườn ổi không hạt xanh tốt cho sai trĩu quả nhé. Chúc các bạn thành công!