Lan càng cua hay còn được biết đến với cái tên là hoa tiểu quỳnh, tác dụng là dùng để làm cây cảnh, được rất nhiều chọn để chưng trong nhà, phòng làm việc… Hoa lan càng cua nở đẹp và có màu sắc đa dạng từ đỏ, cam, vàng, hồng, trắng…

Dụng cụ trồng và đất trồng lan càng cua

Lan càng cua

1. Dụng cụ trồng lan càng cua

Bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn ở trong nhà là những đồ bạn có thể tận dụng trồng. (Lưu ý: Dưới đáy chúng phải có lỗ để thoát nước).

Đôi khi nếu nhà các bạn có mảnh vườn trống trong vườn thì đó cũng là lựa chọn rất tuyệt vời đối với trồng phong lan càng cua.

2. Đất trồng lan càng cua

Đất trồng lan phải mang những đặc điểm là: “giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và hơi chua.”

Để có được những tiêu chuẩn trên thì các bạn có thể mua đắt sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, mùn cưa…

Để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất, trước khi trồng cây lan càng cua thì các bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày

Chọn giống và cách trồng lan càng cua

Cách trồng lan càng cua

Cách nhân giống hay cách trồng lan càng cua có hai cách là nhân giống bằng phương pháp ghép cây hoặc giâm cành.

1. Ghép cây lan càng cua

Cây xương rồng thường được chọn là gốc ghép, trước khi cắt ghép chúng ta cần phải làm sạch, khử trùng dao một cách sạch sẽ.

Chọn cành lan hai bên khoảng 2 – 3 đốt ngón tay rồi xén ngang thân thành hình chữ V, cắm vào gốc ghép, sâu khoảng 2 – 3cm tiếp đó buộc chặt bằng tấm nilon, để vào nơi râm mát.

Sau khi ghép thì tầm nửa tháng là cây ổn định. Khi tưới nước không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là cây sống ổn định.

Do cây lan càng cua sau khi ghép sinh trưởng nhanh, hoa nở nhiều nên phương pháp này rất được ưa chuộng.

2. Giâm cành lan càng cua

Bước đầu chúng ta cắt mấy đốt thân cây lan, sau đó hong khô 1 đến 2 ngày rồi bắt đầu cắm vào đất tơi xốp, cuối cùng là tưới một ít nước.

Cách 3 đến 5 ngày chúng ta tưới nước một lần, không tưới quá nhiều gây ra đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới.

Lý do cách này không được ưa chuộng vì nhân giống giâm cành cây không đẹp và hoa không nhiều.

Cách chăm sóc lan càng cua

Trồng lan càng cua

1. Độ ẩm và phân bón

Để cây lan được phát triển tốt thì nên thường xuyên xịt nước lên lá cho cây, nhưng không được xịt quá nhiều do lan càng cua ưa môi trường khô.

Độ ẩm lý tưởng là khoảng 40 – 60 %. Đất cũng phải tuân theo nguyên tắc không quá khô cũng không quá ướt.

Loại phân dùng để  bón cho cây lan càng cua là phân hữu cơ đã lên men hoặc phân tro. Để hoa nở đẹp thì nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa.

Đối với phân bón thì hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao. Các bạn nên 10 ngày bón phân 1 lần, có thể dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp thì càng tốt.

Đến mùa Thu thì để thuận lợi cho việc ra hoa lan càng cua thì ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali.

2. Ánh sáng và nhiệt độ 

Đây là loài thực vật phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 15 – 28 độ C. Vì thế mà nó chịu ánh nắng rất yếu, thích hợp với môi trường râm. ( Do đó nên trồng phong lan càng cua vào mùa Xuân và Thu.)

Tại sao cách trồng giống lan này lại thích hợp vào hai mùa xuân thu? Vì vào 2 mùa này sẽ cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây, có lợi cho việc quang hợp và tích lũy chất dinh dưỡng.

Mùa đông thì đặt cây lan càng cua trong phòng có ánh sáng. Còn mùa hè để giữ được màu tươi sáng của lá cây thì nên đặt ở những nơi râm mát.

3. Sâu bệnh

Nhện đỏ là loại sâu bệnh rất nguy hiểm đối với loài lan này, nó gây ra căn bệnh vàng cây ở cây. Do đó để không bị bệnh này thì các bạn cần kiểm tra cây thường xuyên.

Ngoài ra, nếu cây lan rụng nụ hoa và hoa, là do thiếu dinh dương, thời tiết quá lạnh hoặc đất quá ẩm nên khi chăm sóc cần chú ý tưới nước và bón phân, mùa đông cần mang vào phòng để tránh rét.

Cách chăm sóc lan càng cua rừng nhà các bạn nhé!

Ý nghĩa cây lan càng cua

Giáng sinh chính là lúc loài hoa này nở, nó mang đến may mắn cho người trồng với ý nghĩa thay đổi số phận, vận may sẽ đến nhanh chóng ngay trên đầu.

Bên cạnh đó lan càng cua còn có khả năng hấp thụ các khí độc hại cho sức khỏe con người: fluoride, ête, hydro sunfua, phenol, krypton…

Đặc biệt hơn khác với một số loài cây khác là ban đêm hút khí CO2 nhả O2 giúp tăng oxy trong không khí, nên vì thế hay được mọi người trưng trong phòng ngủ.

Ngoài tác dụng trang trí, loài cây này còn dùng làm thuốc chữa bệnh có tác dụng chữa viêm và sưng.

Tóm lại, qua bài viết này Fao tin rằng các bạn đã nắm được cách trồng lan càng cua rồi. Chúc các bạn có những chậu lan đẹp nhất nhé.