Nhà Kính Trồng Rau & cách làm nhà kính trồng rau
Chào các bạn! “Nhà kính trồng rau” Hiện nay không còn là một mô hình gì quá mới mẻ ở nước ta nữa, nhưng không phải bà con nông dân nào cũng hiểu và có kiến thức về mô hình này.
Vì vậy trong bài viết này Fao sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về mô hình nhà kính trồng rau để bà con có những kiến thức cần thiết trước khi áp dụng mô hình này. Không làm mất thời gian của các bác nữa, let’s go!
Nhà kính trồng rau là gì?
Nhà kính trồng rau là một công trình có mái hay tường được làm bằng kính hoặc những vật liệu tương tự được sử dụng trong nông nghiệp để trách những tác động không tốt từ thời tiết, cung cấp cho cây trồng môi trường tốt nhất với mục đính tăng năng suất và đảm bảo an toàn.
Nhà kính trồng rau thường được thiết kế bằng kính hay cũng có thể được thay thế bằng nhựa bởi chúng có khả năng tự nóng lên dưới tác động của bức xạ của mặt trời khi đi qua lớp kính trong suốt sẽ bị hấp thụ bởi đất đai, thực vật và những thứ khác bên trong nhà kính.
Những lợi ích khi thiết kế nhà kính trồng rau sạch
- Duy trì môi trường cho cây một cách phù hợp nhất với đặc điểm sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển nhanh và khỏe hơn.
- Nhà kính trồng rau sẽ ngăn cản được côn trùng gây hại cùng như các mầm bệnh từ côn trùng gây ra.
Hạn chế của việc ứng dụng nhà kính nông nghiệp
Lợi ích của nhà kính là không thể phủ nhận nhưng chúng cũng có những hạn chế mà chúng ta cần nắm được
- Đầu tiên và là vấn đề lớn với nhiều hộ nông dân là chi phí đầu tư để xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau là khá cao.
- Thứ hai là gây cản chở cho việc xới đất bằng máy.
Những loại vật liệu làm màng nhà kính
Màng nhà kính là một loại vật liệu phổ biến và có nhiều lợi ích trong thiết kế nhà kính. Hiện nay trên thị trường màng nhà kính vô cùng đa dạn kiểu dáng, mẫu mã, kích thước cũng như chất liệu.
Loại vật liệu này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như là mức độ truyền tải của ánh sáng truyền đến cây trồng trong nhà kính bởi vậy bạn sẽ cần tìm hiểu rất kỹ đấy.
Dưới đây đều là những vật liệu phổ biến để làm nhà kính trồng rau hiện mà các bạn có thể tham khảo
1, Kính
Đây là loại vật liệu truyền thống trong việc xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau với nhiều ưu điểm:
- Mức độ truyền tải ánh sáng tốt trong các bức xạ ánh sáng cực tốt.
- Có khả năng giữ nhiệt tốt vào ban đêm, giúp cho nhiệt độ trong nhà kính khá ổn định.
- Có khả năng hạn chế được tác động của tia cực tím.
- Độ bền cao.
- Chi phí bảo trì cho loại vật liệu này khá thấp.
2, Tấm nhựa
Loại chất liệu này đang được sử dụng ngày càng nhiều để thiết kế nhà kính trồng rau và cây trồng, bởi khả năng giữ nhiệt rất tốt cũng như khả năng hạn chế được tác động của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.
Cơ bản sẽ có ba nguyên liệu chính trong thể loại tấm nhựa này đó là polycarbonate, sợi thủy tinh, acrylic (methyl methacrylate).
a, Nhựa Polycarbonate (PC)
Nhựa polycarbonate tức PC sử dụng làm màng nhà kính sẽ có những ưu điểm sau:
- Là chất liệu có độ bền cao nhất trong các nguyên liệu được dùng để sản xuất màng nhà kính hiện nay.
- Có khả năng duy trì lượng nhiệt và độ ẩm cho cây trồng bên trong nhà kính khá tốt.
- Tấm nhựa PC cho ánh sáng trong suốt khoảng 85-91%, và có thể thay đổi tỷ lệ của dãy bước sóng để phù hợp với cây trồng.
- Có khả năng hạn chế tác động của tia cực tím.
- Giá thành hợp lý.
- Trọng lượng nhẹ, có thể được cắt bằng dao một cách tiện lợi nên dễ dàng lắp đặt.
b, Sợi thủy tinh
Loại vật liệu này chuyền tải ánh sáng tốt như thủy tinh nhưng điể trừ lớn nhất là dễ dàng bị thoái hóa bởi tia cực tím (UV), bụi và ô nhiễm, dễ cháy. Vì vậy, loại vật liệu này rất ít được sử dụng.
c, Tấm nhựa 2 tầng
Là một tấm nhựa 2 tầng sử dụng chất liệu acrylic hoặc polycarbonate. Acrylic (methyl methacrylate) thường có màu vàng nhạt và polycarbonate trong suốt với những điểm sau:
Dễ dàng thi công lắp đặt, trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tuyệt vời và cho truyền tải ánh sáng tốt và rất bền, sử dụng được ít nhất là 10 năm.
2, Màng nhà kính nhựa (plastic film)
Đây là loại vật liệu làm nhà kính trồng rau được ưa chuộng nhất hiện nay với tính linh hoạt cùng hiệu suất cực cao và chi phí rẻ nhất trong số các vật liệu nhà kính. Chúng có những ưu điểm về:
- Độ bền
- Khả năng giữ nhiệt rất tốt.
- Khả năng làm giảm sự hình thành giọt nước ở mặt trong của màng nhà kính.
- Có thể truyền bước sóng đặc biệt của ánh sáng mặt trời
- Hạn chế lượng bụi bám vào màng.
Về cơ bản sẽ các loại chất lượng có trong loại tấm này đó là EVA (ethyl vinyl acetate), PVC (polyvinyl clorua), polythene (PE).
- Nhựa Polyethylene (màng nhà kính PE): Có giá thành rẻ, loại màng phủ nhà kính này có thể áp dụng được trong niều mô hình lớn nhỉ khác nhau. Nhựa PE có đọ bền khá ổn trung bình vòng đời khoảng từ 3 đến 5 năm.
- Nhựa Polyvinyl (PVC): Đây là loại nhựa có độ bền cũng như giá thành cao hơn nhựa PE. Màng phủ nhà kính trồng rau bằng nhựa polyvinyl có vòng đời trung bình khoảng từ 6 đến 7 năm.
- Nhựa EVA (ethyl vinyl acetate): Màng nhựa EVA khá mềm, có trọng lượng nhẹ, độ đàn hồi cao có khả năng tự hủy nên rất thân thiệt với môi trường sống,
- Nhựa Copolymer: Loại này có tính năng tương tự như nhựa PE nhưng có độ bền tốt hơn, có thể trên 5 năm và nhựa copolymer có giá thành cao hơn vì nó có cấu trúc của nó tương tự của thủy tinh.
3, Màng nhà kính Israel
Màng nhà kính Israel được sản xuất phổ biến trên nhiều tỉnh thành loán tại nước ta. Đây là sản phẩm hàng đầu được dùng cho nhà kính trồng rau có khả năng bảo vệ cây trồng và chống nhiễm khuẩn cực tốt.
Sản phẩm màng phủ nhà kính Israel với chất lượng đạt chuẩn quốc tế và nhiều khổ rộng khác nhau như 2.2 m; 3.2m; 3.7m; 4.2m; 5m; 6m; 8m;12m ..từ trong nước cho đến hàng nhập khẩu giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn bởi vậy mà rất được ưa chuộng.
Dưới đâyy là những ưu điểm của màng phủ nhà kính israel:
- Có độ trong suốt cao cùng độ dẻo và đọ bền rất tốt.
- chống tia UV (tia cực tím) trong ánh sáng mặt trời có hại cho cây trồng giúp màu sắc của hoa, quả, cây trồng được tươi tốt và đồng thời còn chống được sương mù, chống tích tụ nước hiện tượng nhỏ giọt, khả năng khuếch tán ánh sáng tốt,….
- Sản phẩm có độ bền cao có thể trống chịu cực tốt kể cả với nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giúp kiểm soát được lượng ánh sáng, nổi bật là có thể chống hoàn toàn sự bám bụi bẩn làm giảm hiệu suất chiếu sáng.
Mô hình nhà kính nông nghiệp và kinh nghiệm thi công
1, Các loại mô hình nhà kính nông nghiệp
Nhà kính trồng rau ( nông nghiệp ) được chia thành các nhóm dựa trên lượng bổ sung nhiệt lượng trong nhà kính. Sau đây sẽ là các loại mô hình nhà kính trồng rau củ quả (nông nghiệp) bạn cần biết:
- Nhà kính lạnh: Loại mô hình này có thể bảo vệ cho cây trồng một cách tốt nhất, nhưng nhiệt độ bên trong nhà kính vẫn có thể bị giảm tới ngưỡng đóng băng cây trong màu đông bởi loại nhà kính này không có nguồn nhiệt bổ sung.
- Nhà kính mát: Loại này sẽ ấm hơn so với nhà kính lạnh, loại mô hình này sẽ giúp nhiệt độ trong nhà kính luôn trên mức đóng băng và trong nhiệt độ khoảng từ 7 đến 10 độ C. Loại này sử dụng rất phù hợp đối với những thực vật nhạy cảm với sương như hoa lan lữ, dâm bụt.
- Nhà kính ấm: Mô hình nhà kính ấm với nhiệt độ trong nhà kính ấm áp khoảng 13 độ C cho cây trồng. Loại nhà kính này sẽ không phù hợp với nhiều cho loại cây nhiệt đới mà nó sẽ phù hợp với những loại cây ưa ấm áp như hoa lan hay dương xỉ.
- Nhà kính nóng: Loại hình nhà kính này được thiết kế cho những loại thực vật nhiệt đới với nhiệt độ trong nhà kính từ 15,5 độ C hoặc cao hơn bởi chúng yêu cầu lượng nhiệt bổ sung.
2, Kinh nghiệm thi công nhà kính nông nghiệp
Một số điều mà bạn cần biết qua những kinh nghiệm xây dựng và thiết kế nhà kính trồng rau hoa của nhiều nhà vườn chuyên nghiệp bạn nên tham khảo.
– Lớp che phủ trên mái nhà kính
Sử dụng vật liệu nhà kính dựa trên điều kiện khí hậu và từng loại cây trồng phù hợp chứ không chỉ nhìn vào ưu nhược điểm của vật liệu vì nó có thể sẽ không phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Polyethylene: Các nhà kính trồng rau, hoa lợp bằng màng nhà kính PE (Polyethylene) có giá thành rẻ và ít tốn kém nhiệt hơn. Nhưng bạn cần chú ý rằng nhà kính loại này vào mùa đông sẽ giảm điều kiện ánh sáng và độ ẩm tăng cao hơn.
– Chi phí xây dựng nhà kính
Chi phí xây dựng và thiết kế nhà kính trồng rau, nông nghiệp phải phụ thuộc vào vật liệu, các thành phần và cấu trúc bên trong của nhà kính. Thường thì chi phí cho 1m2 khoảng 100-200 ngàn và còn phụ thuộc vào chất liệu của khung sườn.
– Các thành phần của nhà kính
Tùy thuộc mục đính và mô hình canh tác các bạn có thể xây dựng nhà kính 1 tầng, 2 – 3 tầng tùy ý. Các bạn cần phải cẩn thận trong việc tính toán một cách chi tiết về cơ cấu cũng chi phí thi công, tránh để chi phí phát sinh quá chênh lệnh với tính toán.
- Khung: Theo như các chuyên gia thì thiết kế nhà kính trồng rau, nông nghiệp thì khung sườn được cho là yếu tố chính bạn cần cân nhắc để có thể lựa chọn được một kiểu khung tốt, có tính linh hoạt cao khi sử sử dụng, tháo lắp dễ dàng và có sức chịu lực tốt.
- Bức tường: Nhà kính trồng rau có thể dùng vật liệu lợp trên mái hoặc bạn có thể dùng lưới chống côn trùng để làm tường cho nhà kính. Cách làm nhà lưới khá đơn giản nên bạn có thể tự tìm hiểu vầ dễ dàng thi công.
- Hệ thống làm mát và thông gió: Quạt gió là một thiết bị quan trọng giúp không khí trong nhà kính có thể trao đổi với bên ngoài để nhiệt độ trong nhà kính được cân bằng ở mức nhất định.
- Sàn: Như các mô hình nhà kính trồng rau ở Đà Lạt thì họ thường sử dụng các màng phủ công nghiệp như phủ nilon ủ đất trên mặt sàn đất, vừa có thể ngăn cỏ dại giữ ẩm cho đất giúp nhầ vườn sạch sẽ hơn. Ngoài ra, bạn có thể làm lối đi bằng bê tông.
Nhà kính trồng rau sạch trên sân thượng đơn giản, đẹp
Hiện nay các mô hình nhà kính trồng rau này được các hộ gia đình trong thành phố hay các khu đô thị lớn rất ưa chuộng.
Mô hình nhà kính trồng rau trên sân thượng lầ một ý tưởng tuyệt vời, vừa có thể cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình vừa tạo được không gian xanh cho ngôi nhà của mình.
1, Ưu điểm của trồng cây rau sạch, hoa trong nhà kính trên sân thượng
Thiết kế nhà kính trồng rau sạch trên sân thượng không quá phúc táp, không tốn nhiều chi phí nhưng các bạn vẫn cần đầu tư thời gian thì mới có thể làm được.
Chúng ta có thể thiết kế sao cho phù hợp để vừa có thể ứng dụng trồng rau bên dưới, vừa có thể tận dụng để chăm sóc các bình hoa và giàn hoa treo ở phía trên như vậy bạn sẽ có một mô hình nhà kính trồng rau rất tuyệt đấy.
2, Một số lưu ý khi làm nhà kính trồng rau mini trên sân thượng
- Đặc tính kỹ thuật và vật tư mà các bạn cần chuẩn bị:
- Thường thì sân thượng của mỗi gia đình có diện tích khá khiêm tốn nên Fao giả dụ với thước nhà kính: Rộng 3,2m x Dài 6,0m x Cao 3,2m (chiều cao của nhà kính phải nhỏ hơn 3,5m).
- Kết cấu: Sử dụng thép mạ kẽm nhúng nóng để làm khung sẽ dễ dàng cho việc lắp ráp. Cùng với trụ sắt V5 hoặc thép mạ kẽm hộp 30x60x1,4li và thanh ngang sử dụng loại thép V4 hoặc thanh thép hộp 30x30x1,2li để kết cấu được chắc chắn là linh động.
- Hệ thống giá và kệ: Khoảng 3 tầng 1 dãy bàn trồng chính và 2 dãy giá kệ, sử dụng khung thép mạ kẽm nhúng nóng theo tường đứng giúp cây dễ dàng hơn trong việc hấp thụ ánh sáng và không khí để cây phát triển tốt nhất lại dễ chăm sóc.
- Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt để tiết kiệm nước một cách tối đa.
- Sử dụng loại màn phủ phù hợp theo khí hậu và loại cây bạn trồng.
Bài viết của Fao đến đây là kết thúc. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin cần thiết trước khi quyết định áp dụng mô hình nhà kính trồng rau này. Chúc các bạn thành công! Goodbye!