Trước đây rất ít người trồng mít thái ở miền Bắc, đa số người dân trồng các loại mít dai, mít mật.. Tuy nhiên, hiện nay thị trường lại yêu thích mít thái, thành ra nhiều bà con muốn tìm hiểu về kỹ thuật trồng.

Trồng mít thái ở miền bắc

Với lợi thế dễ trồng, dễ sinh trưởng, lại thu hoạch rất sớm nên rất nhanh thu hồi vốn. Quả mít thái có vị ngọt, thơm ngon dễ chịu chiều lòng được nhiều khách hàng khó tính.

Nhằm hỗ trợ bà con phương pháp tốt nhất, giúp rút ngắn thời gian và mang lại năng suất cao. Fao xin chia sẻ một số kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc như sau..

Trồng Mít Thái ở miền Bắc yêu cầu chuẩn bị gì

Chọn giống

Bà con không nên trồng mít thái bằng hạt vì sẽ bị lai giống khiến cây lâu cho trái. Tốt nhất nên là dùng thế hệ F1 thuần chủng (đời đầu) để đảm bảo về năng suất và chất lượng.

Nhiều nơi sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép 1-1,5cm, cành ghép cao 20-30cm sẽ giúp cây khoẻ mạnh, chống sâu bệnh tốt hơn. Đây là yêu cầu căn bản về kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc nói riêng và cả nhiều nơi khác nói chung.

Yêu cầu chất đất

Mít Thái có thể trồng được ở nhiều nơi, thậm chí ở vùng đất cằn cỗi, ít dinh dưỡng. Nhưng đất trồng yêu cầu phải khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc tưới tiêu hoặc nguồn nước dồi dào để cây sinh trưởng.

Tại vùng đất trũng hay đồng bằng, thì nên chọn ở những chân đất có đê bao vững vàng kết hợp vun mô cao 0,3-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.

Trồng mít thái siêu sớm ở miền bắc

Thời điểm và mật độ thích hợp cho trồng mít thái ở miền Bắc

Thời vụ

Mít Thái là loại cây dễ thích nghi nên bà con có thể trồng được quanh năm. Tuy vậy, miền Bắc có khí hậu 4 mùa xuân hạ thu đông, nên cần lưu ý phòng chống rét về mùa đông, vào mùa khô hanh cần thường xuyên cung cấp nước cho cây trồng.

Mật độ trồng phù hợp

Nếu diện tích đất bị giới hạn, bà con có thể trồng với mật độ dày khoảng cách cây 4m để sớm thu hồi vốn. Hàng năm sau thu hoạch nên cắt tẻ cành để tạo sự thông thoáng, sau 5-7 năm chặt bỏ bớt các cây năng suất kém hoặc cây chèn giữa để tăng độ thông thoáng, đảm bảo mật độ 7-8m mỗi cây.

Hoặc ngay từ đầu có thể trồng 5-6m khoảng cách mỗi cây, cắt bỏ hết cành thừa, chỉ để lại 4-6 cành chính, mỗi cành cắt bỏ nhánh chỉ để lại 4-6 nhanh chính.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc

Để trồng được cây mít thái tại miền Bắc, cũng giống như các vùng đất khác thì việc đào hố và bón lót là không thể thiếu. Tuy nhiên cần căn cứ theo đất cằn cỗi hay đất tốt để có cách xử lý phù hợp.

Với đất cằn cỗi nghèo dinh dưỡng: Đào hố rộng 0.8-1m, bón lót 25-35kg phân chuồng hoai mục, 300-500g lân và 1kg vôi bột.

Đối với đất tốt màu mỡ: Đào hố rộng 0,7-0.8m, sâu 0.6-0.7m, bón lót 20-25kg phân chuồng hoai mục, 200-300g lân và 0.5kg vôi bột.

Một bước rất quan trọng, đó là trước khi trồng 7 ngày cần tiến hành phải trộn đều phân với đất đất lấp đầy miệng hố rồi đợi đến ngày trồng thì moi đất đó sang một bên, thực hiện bón lót, trồng cây rồi lấp đất đó lại.

Thao tác trồng: Dùng quốc moi đất theo đúng kích thước đã nếu bên trên. Tiếp theo ta bóc vỏ bầu rồi đặt sao cho cây vuông góc mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, chú ý không được làm vỡ bầu, đứt rễ của cây.

Sau khi trồng bà con cần cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, rồi lấy rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.

Kỹ thuật trồng mít thái ở miền bắc

Cách chăm sóc mít thái ở miền Bắc

Bón phân

Đối với cây 1-2 tuổi, bón một lần mỗi tháng bằng phân chuồng hoai với tỉ lệ 1: 3 đến 5 (1 phần phân, 3 đến 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây kết hợp đạm Ure 1% cho lá tốt.

Với cây 2-3 năm tuổi, bón 30-50kg phân chuồng hoai, 0.5 – 1kg lân và 0.3 – 0.5kg kali.

Cây từ 4 năm tuổi bón tăng lượng phân. Bà con cần phải xới rãnh xung quanh với đường kính bằng tán cây và tiến hành rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm.

Tưới nước

Nếu trồng mít Thái vào mùa khô thì chú ý tưới nhiều nước để đất không bị khô, đặc biệt là lúc mới trồng phải cung cấp đủ nước cho cây sống và phát triển.

Tuy nhiên cũng cần để ý không để cây bị ngập úng. Còn nếu trồng vào mùa mưa thì không cần tưới.

Ngày nay mô hình trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc ngày càng phổ biến và được nhân rộng diện tích canh tác. Mong rằng với toàn bộ kiến thức bên trên sẽ giúp cho bà con thu được năng suất và chất lượng cao khi áp dụng.